Ngôn ngữ
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo:
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Công tác xã hội
+ Tiếng Anh: Social Work
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 90 01 01
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Công tác xã hội
+ Tiếng Anh: Social Work
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Công tác Xã hội
+ Tiếng Anh: Master of Applied Social Work
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo:
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành Công tác Xã hội (CTXH) định hướng ứng dụng có mục tiêu chung là đào tạo thạc sĩ chuyên ngành CTXH với thời lượng thực hành cao, vừa đảm bảo tính dân tộc và hiện đại, vừa mở rộng và nâng cao so với bậc cử nhân, kế thừa chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành CTXH theo định hướng nghiên cứu nhưng chú trọng hơn về ứng dụng các kiến thức và kỹ năng CTXH trong giải quyết vấn đề thực tiễn, phù hợp với thực tiễn kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1 Về kiến thức: Người học được trang bị những kiến thức sâu và có hệ thống về các lý thuyết , phương pháp CTXH làm nền tảng cho can thiệp xã hội, biết cách ứng dụng các lý thuyết đó nhằm phát hiện và can thiệp giải quyết các vấn đề trong thực tiễn xã hội có hiệu quả.
2.2.2. Về kĩ năng: Người học được đào tạo có trình độ cao về kĩ năng thực hành trong nhiều lĩnh vực khác nhau của CTXH, biết cách làm việc với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, có khả năng làm việc trong các bối cảnh thực hành đa dạng, và biết phối hợp với nhiều tổ chức, thiết chế xã hội là nguồn lực quan trọng của thực hành CTXH.
2.2.3. Về thái độ: Giúp người học phát triển thái độ làm việc có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt giúp người học nắm rõ và biết cách vận dụng phù hợpcác quy điều đạo đức nghề công tác xã hội trong quá trình thực hiện vai trò, nhiệm vụ của một nhà CTXH chuyên nghiệp.
2.2.4. Về năng lực: Người được đào tạo có năng lực giải quyết vấn đề CTXH đặc thù trong lĩnh vực cụ thể của mình: tham vấn, điều trị, can thiệp, điều tra, đánh giá, tổng kết, báo cáo. Ngoài ra, người học có thể tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CTXH tại địa phương và các cơ sở đào tạo khác.
2.2.5.Về nghiên cứu: Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực hành CTXH, gười học có thể phát hiện, giải quyết các vấn đề CTXH thuộc lĩnh vực cụ thể của mình. Đồng thời, người học có khả năng thiết kế nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và phân tích số liệu nghiên cứu.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn