Ngôn ngữ
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
1.1 Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Tâm lý học lâm sàng (Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
+ Tiếng Anh: Clinical Psychology
1.2 Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Tâm lý học
+ Tiếng Anh: Psychology
1.3 Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
1.4 Thời gian đào tạo: 2 năm
1.5 Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Tâm lý học
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Psychology
1.6 Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1 Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng có mục tiêu chung là đào tạo các chuyên gia thực hành lâm sàng trình độ cao, kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng nghề nghiệp tốt, có đạo đức và tình thương yêu con người, góp phần trợ giúp những người có khó khăn tâm lý trong cộng đồng, nâng cao uy tín đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tâm lý học lâm sàng.
Rèn luyện cho học viên các phẩm chất và hành vi đạo đức nghề tâm lý.
Trang bị cho học viên các phương pháp chẩn đoán và đánh giá cũng như can thiệp, hỗ trợ tâm lý cho cá nhân, nhóm và cộng đồng.
2.2.1 Về kiến thức
Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng thực hành, nhằm trang bị và hướng dẫn người học bổ sung, cập nhật hệ thống tiếp cận nâng cao và các chuyên sâu ở bậc thạc sĩ về chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng, gồm:
2.2.2 Về kĩ năng
Trên cơ sở định hướng thực hành, chương trình đào tạo chú ý đến mục tiêu trang bị và hướng dẫn người học nâng cao các kĩ năng hoạt động nghề nghiệp và kĩ năng bổ trợ, bao gồm: Kĩ năng nhận diện triệu chứng, phân biệt các triệu chứng ở các hội chứng khác nhau; Kĩ năng đánh giá các rối loạn; Kĩ năng can thiệp theo các tiếp cận trị liệu đa dạng trên thế giới.
2.2.3 Về phẩm chất đạo đức
Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm: yêu thương con người, tận tình với thân chủ, chấp nhận, tôn trọng thân chủ, trung thực với bản thân, trung thực với quá trình trợ giúp thân chủ, kiên trì, thành tâm và không gây hại
3. Thông tin tuyển sinh
3.1 Môn thi tuyển sinh
3.2 Đối tượng tuyển sinh
3.2.1 Về văn bằng
Cử nhân có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (hặc phù hợp) với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành có chuyên ngành đăng ký dự thi, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành có chuyên ngành dự thi (theo quy định của Trường Đại học KHXH&NV là 27 tín chỉ).
3.2.2 Về kinh nghiệm công tác
3.3 Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần
3.3.1 Ngành phù hợp: Tâm lý học Giáo dục;
3.3.2 Ngành gần: Công tác xã hội, Xã hội học, Giáo dục học, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Nhân học, Y tế công cộng, Y đa khoa, Y học dự phòng.
3.4 Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Những vấn đề cơ bản của tâm lý học |
4 |
2 |
Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao |
3 |
3 |
Tâm bệnh học đại cương |
2 |
4 |
Tâm lý học tham vấn |
3 |
5 |
Tâm lý học phát triển |
3 |
6 |
Tâm lý học trị liệu |
3 |
7 |
Tâm lý học lâm sàng đại cương |
3 |
8 |
Đánh giá tâm lý |
3 |
9 |
Tâm lý học gia đình |
3 |
Tổng số tín chỉ |
27 |
Dự kiến quy mô tuyển sinh: 20 - 30 học viên/năm.
Những tin mới hơn