Ngôn ngữ
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
+ Tiếng Việt: Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình
+ Tiếng Anh: Theory, History, and Criticism of Film and Television
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Theory, History, and Criticism of Film and Television
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình hướng tới định hướng nghiên cứu; có mục tiêu chung là giúp người học nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình; góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực có chuyên môn trong nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh-truyền hình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Người học có khả năng hiểu biết bối cảnh văn hóa-xã hội và chính trị của hoạt động điện ảnh trong thế giới hiện đại;
- Người học có khả năng tiếp nhận, phân tích, thẩm định các tác phẩm điện ảnh;
- Người học có khả năng tạo dựng các tác phẩm điện ảnh.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Môn thi tuyển sinh
3.2. Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình phải đáp ứng đẩy đủ các điều kiện sau:
- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có đủ sức khoẻ để học tập;
- Về văn bằng:
- Về kinh nghiệm công tác: Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc nhóm ngành phù hợp hoặc gần với chuyên ngành Lịch sử, lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Những đối tượng tốt nghiệp dưới bằng khá thuộc nhóm ngành phù hợp hoặc gần, những đối tượng thuộc nhóm ngành khác phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần
- Ngành phù hợp: Công nghệ điện ảnh – truyền hình, Đạo diễn điện ảnh – truyền hình, Biên kịch điện ảnh – truyền hình, Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình, Quay phim điện ảnh, Diễn viên kịch – điện ảnh, Đạo diễn sân khấu, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Đồ họa, Thiết kế đồ họa, Văn học;
- Ngành gần (trong nước): Sư phạm Ngữ văn, Văn hóa học, Báo chí, Xã hội học, Tâm lý học, Lịch sử, lý luận và phê bình mỹ thuật), Thiết kế mỹ thuật sân khấu-điện ảnh, Nhiếp ảnh, Công nghệ điện ảnh – truyền hình, Thông tin học, Quan hệ công chúng, Quốc tế học, Đông phương học, Ngôn ngữ học, các ngành thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài (mã số: 522202).
3.4. Đối tượng và chính sách ưu tiên
+ Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
+ Con liệt sĩ;
+ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
+ Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;
+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt. Học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
+ Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy chế và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi không chủ chốt hoặc đánh giá năng lực quy định tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 9, Quy chế Đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN, do đơn vị đào tạo quy định
3.5. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức:
Số lượng học phần và nội dung bổ sung kiến thức sẽ được xác định cụ thể cho mỗi đối tượng, căn cứ vào văn bằng đại học của người đó.
+ Với đối tượng thuộc nhóm ngành gần: 19 TC
TT |
Môn học |
Số tín chỉ |
Ghi chú |
1. |
Nhập môn nghệ thuật học |
3 |
|
2. |
Nhập môn điện ảnh học |
4 |
|
3. |
Tổng quan lịch sử điện ảnh thế giới |
4 |
|
4. |
Tổng quan lịch sử điện ảnh Việt Nam |
3 |
|
5. |
Truyền thông quan hệ công chúng |
2 |
|
6. |
Lý luận truyền hình |
3 |
|
|
Tổng cộng |
19 |
|
+ Với đối tượng thuộc nhóm ngành khác: 25 TC
TT |
Môn học |
Số tín chỉ |
Ghi chú |
1. |
Nhập môn nghệ thuật học |
3 |
|
2. |
Nhập môn điện ảnh học |
4 |
|
3. |
Tổng quan lịch sử điện ảnh thế giới |
4 |
|
4. |
Tổng quan lịch sử điện ảnh Việt Nam |
3 |
|
5. |
Lý luận truyền thông |
4 |
|
6. |
Truyền thông quan hệ công chúng |
2 |
|
7. |
Phương pháp nghiên cứu công chúng |
2 |
|
8. |
Lý luận truyền hình |
3 |
|
|
Tổng cộng |
25 |
|
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn