TTLA: Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt

Thứ sáu - 15/12/2017 03:52

   TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SỸ

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh

Tên luận án: Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt

Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu            Mã số: 62.22.02.41

Đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích: Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa được sử dụng trong các văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học.

Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phương tiện từ vựng, ngữ pháp được sử dụng để biểu đạt tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án áp dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp phân tích diễn ngôn và phương pháp đối chiếu.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính 

- Xét trên bình diện kết học, động từ tình thái là phương tiện biểu đạttình thái đạo nghĩa quan trọng nhất trong thư tín thương mại tiếng Anh và động từ ngôn hành là phương tiện biểu đạttình thái đạo nghĩaquan trọng trong thư tín thương mại tiếng Việt. Hơn nữa, các phương tiện biểu đạt trong thư tín thương mại tiếng Anh có thể được sử dụng kết hợp để nhấn mạnh tính tình thái. Ngược lại, các phương tiện biểu đạt tiếng Việt không có khả năng kết hợp với nhau. Khi muốn nhấn mạnh giá trị tình thái, người viết sử dụng các phương tiện biểu đạt tình thái kết hợp với các phụ từ nhấn mạnh. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ biến hình của tiếng Anh và ngôn ngữ đơn lập của tiếng Việt.

- Xét trên bình diện nghĩa học, các phương tiện được chia thành ba cấp độ cao, trung bình, thấp theo mô hình phân chia của Halliday (1994). Về cơ bản có sự tương đương về nghĩa của các phương tiện tiếng Anh và tiếng Việt trong cùng cấp độ. Tuy nhiên, giữa các phương tiện có sự khác biệt về sắc thái, cách sử dụng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm thấy sự tương đồng về nghĩa nhưng khác nhóm phương tiện, hoặc cùng nghĩa, cùng nhóm phương tiện nhưng khác nhau về cấp độ tình thái.

- Xét trên bình diện dụng học, các hành động ngôn từ yêu cầu, đề nghị, cho phép, cam kết, hứa và được phép là những hành động ngôn từ được sử dụng ở cả thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, có sự khác biệt cơ bản trong cách thức biểu thị các hành động ngôn từ. Các hành động ngôn “yêu cầu”, “đề nghị” chủ yếu được biểu đạt gián tiếp trong thư tín thương mại tiếng Anh nhưng khá trực tiếp trong thư tín thương mại tiếng Việt. Hơn nữa, trong thư tín thương mại tiếng Anh, các hành động ngôn từ được biểu đạt chủ yếu thông qua các diễn đạt với ngôi thứ 3. Ngược lại, các hành động ngôn từ trong thư tín thương mại tiếng Việt được biểu đạt thông qua ngôi 1, ngôi 2. Điều này cho thấy xu hướng quan tâm đến nội dung mệnh đề của người Anh và xu hướng quan tâm đến đối tượng giao tiếp của người Việt. Tương tự, khi xem xét mối quan hệ của các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa và các chiến lược lịch sự, chúng tôi thấy người Anh có xu hướng sử dụng các chiến lược lịch sự âm tính trong khi người Việt có xu hướng sử dụng chiến lược lịch sự dương tính. Điều này phán ánh văn hóa mang tính cá nhân của người Anh và tập thể của người Việt.

3.2. Kết luận

Về mặt lý luận, luận án đã tổng hợp và phân tích các luận điểm về tình thái đạo nghĩa của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước rồi từ đó đưa ra được kết luận chung mang tính khoa học về tình thái đạo nghĩa.Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy thực tế của việc sử dụng các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc”, “được phép” trong thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời, việc tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa những phương tiện này sẽ giúp cho công tác giảng dạy, học tập và dịch trong lĩnh vực thư tín thương mại được tiến hành một cách hiệu quả.

 

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name:Nguyen Thi Thanh

Thesis title:Means of expressing deontic modality in English and Vietnamese Commercial Correspondence

Major:Linguistics

Scientific branch of the thesis: Contrastive Linguistics            Code: 62.22.02.41

The name of postgraduate training institution:University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

1. Objectives and subjects

Thesis purpose: To find out similarities and differences of the means of expressing deontic modality in English and Vietnamese Commercial Correspondences in 3 aspects: syntax, semantics and pragmatics.

Subjects: The subjects of this study are the means of expressing deontic modality in English and Vietnamese Commercial Correspondences.

2. Research methods

Research methods applied in this dissertation are: semantic and pragmatic analysis, contrastive analysis.

3. Major results and conclusions

3.1. The major result

- In syntax, modal verbs are the most important means expressing deontic modality in English commercial correspondences. In contrast, action verbs are the most important means expressing deontic modality in Vietnamese commercial correspondences.The English deontic modality expressing means can be combined to emphasize the modality values. In contrast, in Vietnamese commercial correspondences, people do not combine the expressing means. To emphasize the modality values, they use the combination of deontic modality means with the emphasizing words. These denotes the difference of inflection language as English and isolation language as Vietnamese.

- In semantics, the English and Vietnamese means  expressing deontic modalitycan be divided into three modality levels as high, medium and low as stated by Halliday (1994). There are similarities in meanings of the same level means. However, they are differences in modality values and usages. Moreover, the similar meaning means can be put into different expressing groups or the similar meaning and group means are put into diffrent modality levels.

- In pragmatics, the request, command, allowance, commitment and promise are used in both English and Vietnamese commercial correspondences. They differ in the expressing methods as the request and command are expressed indirectly in English and directly in Vietnamese. Moreover, third pronounce is commonly used in English whereas the first and second pronounce is more            popular used in Vietnamese. This denote the fact that English highlights the content values while Vietnamese strenthens the recipient awareness. For the polite strategies, the negative strategies are more common in English and the positive are more popular in Vietnamese. These denote the personal value of English and community value of Vietnamese.

3.2. Conclusions

In theory, this assignment summarised and analysied different theories relating to the deontic modality of the foreign and Vietnamese scholars. It also provides the scientific conclusion about deontic modality. In practice, the study provides information in the use of the “obligatory” and “permissive” deontic expressing means in both English and Vietnamese commercial correspondences. Moreover, by finding the similarities and differencesin the usage of these means, this assignment can be value to teachers, learners and translators in their works.

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây