TTLA: Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (trên tư liệu một số nhóm từ)

Thứ sáu - 15/12/2017 03:52

   TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên tác giả: Nguyễn Liên Hương

Tên luận án: Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (trên tư liệu một số nhóm từ)

Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học So sánh – đối chiếu    Mã số: 62.22.01.10

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là: tìm hiểu ngữ nghĩa trong mối quan hệ với văn hóa và tri nhận. Đây là một trong những vấn đề rất cơ bản của ngôn ngữ học thời gian gần đây, đặc biệt ở khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận, đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đề tài tập trung miêu tả, phân tích, so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của các nhóm từ: có quy chiếu và phi quy chiếu trong hiện thực làm sáng rõ những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhóm từ của hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa Việt – Anh. Mục đích nghiên cứu cụ thể của luận án là tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa văn hóa và tri nhận của người Việt trong so sánh đối chiếu với tiếng Anh thông qua một số từ khóa, từ vựng văn hóa.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là trong vốn từ của cả hai ngôn ngữ, nghiên cứu tập trung đi sâu vào phân tích đối chiếu ngữ nghĩa văn hóa trên ngữ liệu một số nhóm danh từ của cả hai ngôn ngữ. Bởi danh từ là những từ nhằm gọi tên sự vật, hiện tượng, rất gần gũi với đời sống con người. Trong phạm vi này, chúng tôi xin đi sâu vào đối chiếu hai nhóm: ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của những từ có quy chiếu cụ thể (đất và nước; nhà và người… trong tiếng Việt với từ land và water, man và house… tương ứng trong tiếng Anh); ngữ nghĩa từ vựng văn hóa những từ có quy chiếu không cụ thể (rồng, ma và tiên… trong tiếng Việt với từ tương ứng trong tiếng Anh: dragon, ghost và fairy… trong tiếng Anh).

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, kết hợp các phương pháp của khoa nghiên cứu ngôn ngữ học với khoa nghiên cứu văn hóa. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp phân tích thành tố nghĩa và thành tố văn hóa. Ngoài ra, luận án còn kết hợp phương pháp thống kê, so sánh để tìm hiểu các điểm tương đồng, khác biệt về ngữ nghĩa từ vựng văn hóa giữa tiếng Việt và tiếng Anh, văn hóa Việt và văn hóa Anh, cách tri nhận của người Việt và người Anh.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Về cơ sở lý luận, công trình nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm cho việc nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt – Anh, lấy tiếng Việt là ngôn ngữ gốc để đối chiếu. Luận án cũng cho thấy ảnh hưởng của sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa lên đời sống tinh thần của con người chịu sự chi phối của cách thức con người trải nghiệm, tri giác thế giới khách quan, từ đó cho thấy tiềm năng của các nghiên cứu liên ngành.

- Hiện nay, do nhu cầu học tập và giao lưu văn hóa, ngoại ngữ nói chung, tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng, đặc biệt trong ngành giảng dạy tiếng nước ngoài. Kết quả của luận án còn có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận cho chuyên ngành phương pháp giảng dạy. Việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa và tri nhận của một cộng đồng thông qua các từ khóa, chỉ ra mối liên hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa cũng như cách thức con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật, sự tình của thế giới khách quan sẽ giúp các nhà giáo dục có thêm cơ sở lý luận để biên soạn giáo trình, đề ra phương pháp, cách thức giảng dạy hiệu quả.

- Về thực tiễn đóng góp trên phương diện nghiên cứu, luận án đã làm sáng tỏ những nét tương đồng, khác biệt về ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của hai nhóm từ có quy chiếu và không có quy chiếu trong tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó làm rõ cách cảm, cách nghĩ, nét đặc trưng văn hóa của hai dân tộc, hai ngôn ngữ không có họ hàng, thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác biệt. Luận án sẽ làm cơ sở để xác lập hệ thống những từ ngữ mang hàm nghĩa văn hóa. Kết quả nghiên cứu sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt- Anh hay các ngôn ngữ khác.

- Đồng thời, chúng tôi hy vọng với những kết quả đạt được của luận án, sẽ có ích cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt, tiếng Anh, cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu bản sắc văn hóa. Việc phân tích những tương đồng và khác biệt trong đặc điểm ngữ nghĩa của từ cũng như đặc điểm văn hóa, cách tri nhận trong tiếng Việt – Anh trước hết giúp người học hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt văn hóa, từ đó giúp họ có kiến thức, khả năng phân tích, xử lý các vấn đề ngôn ngữ hiệu quả hơn.

3.2. Kết luận

Cũng như văn hóa tinh thần dân tộc, ngôn ngữ càng phát triển, ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc văn minh thì ngữ nghĩa càng phát triển phong phú, đa dạng, hàm lượng biểu hiện văn hóa và tự thân nó là giá trị văn hóa càng sâu sắc. Về cấu trúc, cấu tạo văn hóa tinh thần có nhiều bộ phận hợp thành thì ngữ nghĩa cũng có nhiều kiểu loại, tầng nghĩa tồn tại trong các phạm vi khác nhau của ngôn ngữ. Thuộc phạm vi nghĩa từ vựng thì thuộc tính văn hóa tinh thần còn đậm nét hơn nữa. Thuộc tính phân biệt văn hóa không chỉ ở bản chất nghĩa mà cả ở cấu tạo nội dung, đặc biệt nghĩa của những từ khóa văn hóa điển hình.

Trong lớp từ vựng cơ bản, đất (land), nước (water) nằm trong nhóm những từ chỉ hiện tượng tự nhiên đầu tiên, gần gũi với con người (man). Khi sống trong mỗi môi trường, con người đều tìm đến một nơi để trú mưa gió, sinh hoạt, đó chính là nhà (house). Đó là những từ có vật quy chiếu trong hiện thực, thuộc lớp từ vựng cơ bản đầu tiên mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có. Đối lập với nhóm từ có quy chiếu là nhóm từ không có vật quy chiếu trong hiện thực. Những từ như: rồng (dragon), ma (ghost), tiên (fairy) là những từ hoàn toàn do hình dung, tưởng tượng chứ không có thực trong thực tế. Việc phân tích, miêu tả nét nghĩa của hai nhóm từ này trong so sánh đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Anh đã làm sáng rõ những nét khác biệt giữa văn hóa, ngôn ngữ, cách tri nhận của hai dân tộc.

 

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Lien Huong

Thesis title: To compare cultural and lexical semantics of Vietnamese and English key words (based on some group of words)

Scientific branch of the thesis: Linguistics

Major: Contrastive – comparative Linguistics             Code: 62.22.01.10

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi

1. Thesis purpose and objectives

The purpose of this thesis is to investigate semantics in the relationship with culture and cognition. This has been one basic issue in linguistics recently, especially in the tendency of cognitive linguistics, which attracts much attention from numerous researchers. The thesis focuses on describing, analyzing, comparing and contrasting the semantics of word groups, which have reference and don’t have reference in reality, in order to clarify the similarities and differences between word groups in two languages, two cultures: Vietnamese and English. The specific goal of this thesis is to understand the characteristics of cultural linguistics and cognition of Vietnamese people in comparison and contrast with English through a number of key words or can be called cultural key words .

The subject of this dissertation lies in the vocabulary bank of two languages and it focuses on contrastive analysis of cultural semantics on the material of some noun groups of both languages because nouns are used to name things and phenomena, which are very familiar with human lives. In this scope, we would like to go further in contrasting two groups: the semantics of cultural vocabulary of words with specific references (đất and nước, nhà and người...  in Vietnamese with land and water, man and house... in English); the semantics of cultural vocabulary of words with non-specific references (rồng, ma và tiên... in Vietnamese with corresponding words in English: dragon, ghost and fairy... in English).

2. Research methods

The dissertation uses interdisciplinary approach, combining the methods of linguistics research with the cultural studies. The main methods used are: methods of analysis - synthesis, methods of analysis of semantic elements and cultural elements. In addition, the thesis incorporates statistical and comparative methods to find out the similarities and differences in semantics in cultural vocabulary between Vietnamese and English, Vietnamese culture and English culture, cognitive styles of Vietnamese and English people.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

Regards to the theoretical basis of this research, this research will add to the study of semantic comparison of Vietnamese-English vocabulary, with Vietnamese as the original language for comparison. The dissertation also shows that the influence of the differences in language and culture on the spiritual life of man is governed by the way in which people experience, perceive the reality world, showing the potentials of interdisciplinary studies.

Currently, because of the demand for learning and exchanging cultures and foreign languages in general, Vietnamese and English in particular, especially in the field of teaching foreign languages, the results of the thesis also have important theoretical contributions to the teaching methodology. Understanding the cultural and cognitive characteristics of a community through keywords, indicating the relationship between language and culture as well as the way in which people perceive and conceptualize things, and phenomenon of the reality world will help educators have more theoretical basis to compose curriculum, propose methods, and effective teaching methods

Regarding the contribution to the scientific research, the dissertation has made clear the similarities and differences in the semantics of cultural vocabulary of the two groups of words with references and without references in Vietnamese and English, so as to make clear the way of feeling, thinking, characteristics of cultures of two ethnics, two languages, which are unrelated, are of two distinct types. The dissertation will serve as a basis for establishing a system of words that carry cultural meaning. Research results will be the premise for subsequent studies, related to contrastive semantics of Vietnamese - English vocabulary or other languages.

At the same time, we hope that with the achievements of the thesis, it will be useful for learning, teaching and researching Vietnamese and English, providing materials for the study of cultural identity. An analysis of the similarities and differences in the semantic characteristics of words as well as the cultural characteristics, the cognitive way in Vietnamese - English first helps learners understand the causes of cultural differences, from which they will have the knowledge, ability to analyze and handle language problems more effectively.

 3.2. Conclusions

Just like the spiritual culture of the nation, the more developed the language is, the more civilized the language of the community, the richer and the more developed the semantics are, the content of cultural expression and itself is deeper. In terms of structure, mental cultural structure has many components, and the semantics also have many types, meaning scaffoldings that exist in different areas of the language. Within the meaning of vocabulary, cultural attributes are even bolder. Cultural distinctions are not only in the nature of meaning but also in the structure of the content, particularly in the meaning of typical cultural terms

In the basic vocabulary groups, đất (land), nước (water) are among the first natural phenomena that are close to men. When living in each environment, people find a place to stay away from rain, wind, for living, which is called nhà (house). These are the words which have reference in reality, the first basic vocabulary that any language has. The opposite of the group with references is the word group with no references in real life. Words such as rồng (dragon), ma (ghost), tiên (fairy) are words that are entirely imagined, do not exist in reality. The analysis and description of the meaning features of these two groups in comparison between Vietnamese and English clarified the differences between culture, language and cognitive way of the two nations

Tác giả: Nguyễn Liên Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây