TTLA: Sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt  trên cơ sở nghiệm thân

Thứ sáu - 15/12/2017 03:52

   TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh Phương

Tên luận án: Sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt  trên cơ sở nghiệm thân

Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ             Mã số: 62.22.02.40

Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là dùng lí thuyết nghiệm thân của ngôn ngữ học tri nhận làm cơ sở lí giải cho sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ trên ngữ liệu những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt. Qua đó, luận án hướng tới việc góp thêm tiếng nói khẳng định năng lực giải thích ngữ nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận- một cách tiếp cận mới đang nhận được sự quan tâm đặc biệt hiện nay. 

Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp miêu tả

- Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp phân tích ngữ nghĩa cùng với thủ pháp phân tích ý niệm và thủ pháp nội quan đặc trưng cho ngôn ngữ học tri nhận.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Kết quả chính

- Luận án đã xác lập được những tiền đề lí luận cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu; quan niệm về nghiệm thân cũng như quan niệm về từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt.

- Luận án đã phân loại phạm trù từ ngữ chỉ cảm giác thành 13 tiểu nhóm, xây dựng bộ tiêu chí xác định điển mẫu của mỗi tiểu nhóm, miêu tả khách quan ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác điển mẫu trong từ điển, miêu tả những biểu hiện ngữ nghĩa phong phú của chúng trong cuộc sống hằng ngày.

- Luận án cũng đã phân tích, diễn giải cơ sở nghiệm thân gắn với sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt; mô hình hóa sự phát triển ngữ nghĩa của chúng qua mạng lưới ngữ nghĩa được biểu diễn theo sơ đồ tỏa tia ý niệm; chỉ ra một số nét văn hóa- tư duy của người Việt trên cơ sở đối chiếu, so sánh với từ ngữ chỉ cảm giác tương đương trong tiếng Anh.

3.2. Kết luận chính

- Từ ngữ chỉ cảm giác là phạm trù ý niệm có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống ý niệm của con người; sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác thực chất là những quá trình ý niệm hóa diễn ra trong tư duy, tâm trí của con người. Đó là quá trình mở rộng ngữ nghĩa, đi từ miền nguồn cảm giác sang nhiều miền đích khác nhau, tiêu biểu là miền chuyển đổi cảm giác và miền tâm lí tình cảm.

- Sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác có tính nghiệm thân. Chính những trải nghiệm cơ thể vật lí, sinh học, xã hội, văn hóa…của con người qua hệ thống cảm giác đã kích hoạt tâm trí tư duy, là nền tảng cho những kiến tạo ngữ nghĩa không giới hạn. Sự phát triển mở rộng ngữ nghĩa ấy làm thành những mạng lưới tỏa tia ý niệm với ý niệm khởi nguồn (điển mẫu trung tâm) và các ý niệm phát triển (nghĩa phát triển).

- Kết quả của việc miêu tả, diễn giải trên cơ sở nghiệm thân sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác cho thấy rõ ràng rằng ngữ nghĩa không phải là võ đoán, không phải là di truyền mà là kết quả của tư duy dựa trên sự trải nghiệm tương tác giữa cơ thể với thế giới. Trong đó, chính các cảm giác giữ vai trò là nơi bắt đầu, kích hoạt và lưu giữ những trải nghiệm chân thực trong quá trình tạo sinh liên tưởng qua các ADYN và HDYN.

- Lí thuyết nghiệm thân của ngôn ngữ học tri nhận giúp lí giải được nhiều hiện tượng ngữ nghĩa trong ngôn ngữ mà nếu chỉ theo quan niệm truyền thống, chúng ta sẽ không lí giải được. Ở đó, ngôn ngữ đóng vai trò là dạng vật chất âm thanh (hoặc chữ viết) hiện thực hóa tư duy và cách tri nhận, và ngôn ngữ là cánh cửa giúp chúng ta có thể tiếp cận, lí giải thế giới tinh thần, tâm trí của con người. Bằng việc áp dụng lí thuyết nghiệm thân để nghiên cứu sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác, luận án vì thế đã góp phần chứng minh và khẳng định năng lực giải thích ngữ nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận như là công cụ để tìm hiểu chiều sâu tư duy, tâm trí và tinh thần của con người.

 

SUMMARY OF DISSERTATION

Ph.D candidate’s name: Nguyen Thi Hanh Phuong

Dissertation title: The semantic development of sensory words in Vietnamese language on the basis of embodiment

Major: Linguistics

Sub-major: Theoretical Linguistics                      Mã số: 62.22.02.40

Training institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

1. The purpose and research object of the disertation

The dissertation is aimed at using the embodiment of cognitive linguistics as the basis for the development of the semantics of words in the Vietnamese linguistic data of sensation. The research, thereby, would contribute to asserting the semantic interpretation of cognitive linguistics - a new approach that has been paid much attention in recent years.

The research object of the thesis is the semantic development of sensory words in Vietnamese language on the basis of embodiment.

2. Research methodologies

- Statistical, classification methods; Descriptive method

- Sociological survey method; Method of semantic analysis along with conceptual analysis, and introspection, which characterize cognitive linguistics

- Method of comparison and contrast

3. Major findings and conclusions

3.1. Major findings

- The dissertation has established basic theoretical premises related to the research object; the concept of embodiment as well as the concept of sensory words in Vietnamese language.

- The dissertation has divided the sensory vocabulary into 13 sub-groups; developed a set of prototype criteria for each subgroup; described the semantics of sensory words in dictionary, and their rich semantic expressions in everyday life.

- The dissertation has also analyzed and interpreted the embodiment bases of semantic development of sensory words in Vietnamese language; modeled their semantic developments through the semantic network represented by a radial categories diagram; pointed out some of the cultural thoughts of the Vietnamese people on the basis of comparison with the equivalent sensory words in English language.

3.2. Conclusions

- Sensory words belong to conceptual categories that are important in the human conceptual system. The semantic development of the sensory vocabulary is essentially a process of conceptualization that takes place in human minds and thoughts. It is the process of meaning extension from the source domain of conceptual sensory to different target domains, typically the domain of sensory transformation and the domain of psychological emotion.

- The semantic development of sensory vocabulary is of embodiment. It is the physical, biological, social and cultural experience of human beings through the sensory system that activates human thinking, which is the basis for unlimited conceptual creativity. This meaning extension enables the networks of radial categories as well as the original prototypes and concepts to develop.

- The results of the description, interpretation based on embodiment development of the sensory vocabulary show that semantics is not arbitrary, not genetic, but the results of thinking based on the experience of interaction between the body and the world, in which emotions play a role of initiating, activating and maintaining the true experience in the process of conceptual metaphor and conceptual metonymy.

- On the basis of cognitive linguistics embodiment, we can explain many semantic phenomena in language the traditional sense that could not be done under traditional perspectives. Herein, language plays the role as the sonic material (script) that realisticize thinking; an important point of view that enables us to approach and interpret the spiritual world of human beings. By applying the theory of embodiment to study the semantic development of sensory words, the thesis has contributed to proving and asserting the semantic interpretation of in-depth mental thought in cognitive linguistics.

Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây