TTLA: Các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Thứ sáu - 15/12/2017 03:52

   TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên tác giả: Phạm Thùy Chi

Tên luận án: Các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ                                      Mã số: 62.22.02.40

Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là vận dụng một số khung lý thuyết về tình thái làm cơ sở lí giải cho sự thể hiện ngữ nghĩa của các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt. Từ đó, luận án làm sáng rõ những đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản của một số phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất hướng xử lí và phân bố tối ưu các phương tiện tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài. Đồng thời, luận án cũng đề xuất cách giải thích và cách giảng dạy hiệu quả các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái cho người nước ngoài.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp miêu tả trong ngôn ngữ học với các thủ pháp cụ thể như: thống kê, phân loại, so sánh tương phản, cải biến, chêm xen, v.v…

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, phân tích ngữ cảnh, phân tích định tính kết hợp định lượng, diễn dịch và quy nạp trong nghiên cứu khoa học.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Kết quả chính

- Luận án đã khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả các phương tiện từ vựng  biểu thị tình thái trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

- Luận án đã diễn giải ngữ nghĩa của các phương tiện biểu thị tình thái.

- Thông qua việc khảo sát sự phân bố của các phương tiện tình thái trong các giáo trình, luận án đề xuất được định hướng phân bố hợp lí cũng như phương pháp giảng dạy hiệu quả trong giảng dạy các phương tiện biểu thị tình thái tiếng Việt cho người nước ngoài.

3.2. Kết luận chính

- Từ một hệ thống cơ sở lí luận được xác định và có tính nhất quán, luận án đã tiến hành tập hợp, khảo sát, phân loại, so sánh, thống kê, phân tích ngữ liệu cụ thể về bốn loại phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái trong 11 cuốn giáo trình dạy tiếng đang được sử dụng trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là: các động từ tình thái, các phó từ tình thái, các trợ từ tình thái và các tiểu từ tình thái. Việc khảo sát nhằm mục đích chỉ ra tầm quan trọng của việc giảng dạy các phương tiện này cho người nước ngoài, khắc phục những khó khăn trong việc giảng dạy các phương tiện tình thái cho người nước ngoài.

- Trên cơ sở khảo sát các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái như trên, luận án đã đánh giá về mức độ, tần suất xuất hiện của các phương tiện biểu thị này trong các giáo trình đồng thời đề xuất định hướng phân bố hợp lí các phương tiện biểu thị tình thái vào khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (A1, A2, B1, B2, C1, C2).

- Để đáp ứng được việc giảng dạy các phương tiện tình thái hiệu quả cho người nước ngoài, ngoài việc diễn giải các phương tiện một cách đơn giản thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố quan trọng. Phương pháp hiệu quả trong giảng dạy các phương tiện này được luận án đề xuất là phương pháp giảng dạy ngữ pháp theo đường hướng giao tiếp.

 

KEY SUMMARY ON DOCTOR THESIS

Author: Pham Thuy Chi

Topic: The means of  language expressing modality in Vietnamese textbooks ​​for foreigners

Science major: Linguistics

Specialization: Theoretical Linguistics                Code: 62.22.02.40

Post Graduate Training Unit : University of Social Sciences and Humanities – VNU-Hanoi.

1. Objectives and research object of the thesis

The objective of this thesis is to apply some theoretical frameworks of modality as the basis for interpretation of semantic expressions of the means of expressing modality in Vietnamese. Hence, the thesis clarified the basic semantic features of some vocabulary expressing modality in Vietnamese teaching syllabus to foreigners. Based on that, the thesis proposed the direction and optimal allocation of the means of education in Vietnamese language teaching for foreigners. At the same time, the thesis also recommended effective ways of to explain and teach means of modality expressing for foreigners.

The study subjects of the thesis are means of expressing modality in the curricula of Vietnamese language teaching to foreigners

2. Research Methodology

- Descriptive methods in linguistics with specific techniques such as statistics, classification, contrast comparison, transformation, crossover, etc.

- Methods of semantic analysis, context analysis, quantitative and qualitative analysis, interpretation and induction in scientific research.

3. Key findings and conclusion

3.1. Key findings:

- The thesis has examined, made statistics, classified and described the means of modality in Vietnamese language teaching books for foreigners.

- The thesis has interpreted semantics of means of expressing modality.

- By examining the distribution of the means of expressing modality in the syllabus, the thesis proposed a rational distribution orientation as well as effective teaching methods in teaching the means of Vietnamese vocabulary expressions for foreigners.

3.2. Conclusion:

- From a system of theoretical frameworks, the thesis has been conducted to collect, survey, classify, compare, collect statistics and analyze specific languages ​​on four types of vocabulary expressing in 11 teaching syllabi used for teaching Vietnamese language to foreigners: modal verbs, modal adverbs, modal adjectives và modal particles.  The survey aimed to show the importance of teaching these modalities to foreigners, and to overcome the difficulties of teaching this field to foreigners

- Based on the survey of the means of modality as above, the thesis evaluated the level and frequency of appearance of these means in the syllabus and proposed orientation for distribution the means of modality in the framework of 6 –level foreign language skills (A1, A2, B1, B2, C1, C2).

- In order to meet the requirements of teaching effective modal expressions to foreigners, in addition to simply interpreting the means, teaching method is also an important factor. The method of teaching these means is proposed by the thesis as a method of teaching with the communication approach.

Tác giả: Phạm Thùy Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây