Ngôn ngữ
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Tên tác giả: Đinh Thị Xuân Hạnh
Tên luận án: Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học – ĐHQGHN).
Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 62.22.01.02
Đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích: Nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu và chỉ ra các đặc điểm liên kết và mạch lạc xuất hiện phổ biến trong các bài báo KHXH&NV. Qua đó, khẳng định vai trò quan trọng của liên kết và mạch lạc trong thể loại văn bản này. Đồng thời, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng các bài báo khoa học hướng tới đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của chuẩn quốc gia và quốc tế.
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là các đặc điểm liên kết và mạch lạc trong 586 bài báo KHXH&NV đăng trên Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN từ năm 1985 đến năm 2013.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án áp dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp miêu tả và qui nạp. Ngoài ra, sử dụng các thủ pháp là: thống kê – phân loại, phân tích – tổng hợp, so sánh – cải biến để thực hiện nghiên cứu.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Kết quả khảo sát 586 bài báo KHXH&NV - Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN cho thấy, không có trường hợp giữa hai câu, hai đoạn hay hai phần trong một bài báo mà không có phép liên kết nào được sử dụng. Tỷ lệ các phép liên kết được sử dụng với tần suất cao (liên kết từ vựng 64%, phép nối 17%, phép quy chiếu 16%, phép thế và tỉnh lược 3%) đã góp phần làm cho nội dung thông tin trong các câu, các đoạn và mối quan hệ ý nghĩa giữa các phần được rõ ràng và chặt chẽ, tăng thêm tính chính xác và mạch lạc cho văn bản. Bên cạnh đó, xuất hiện việc sử dụng các “từ khóa” và câu nối làm phương tiện liên kết đặc trưng trong các bài báo KHXH&NV.
- Những đặc điểm mạch lạc xuất hiện phổ biến trong các bài báo KHXH&NV gồm: Mạch lạc trong triển khai đề tài – chủ đề giữa các câu; Mạch lạc trong quan hệ lập luận; Mạch lạc trong triển khai cấu trúc nghĩa.
- Tuy nhiên, số liệu khảo sát cho thấy, các yếu tố thành phần trong bài báo KHXH&NV chưa xuất hiện đầy đủ trong tất cả các ngữ liệu được khảo sát, vẫn còn hiện tượng thiếu phần giới thiệu (7%), phần tóm tắt (7%), phần lịch sử vấn đề (31%), phần phương pháp nghiên cứu (33%). Những hạn chế này rất cần được khắc phục để hướng tới việc trình bày hoàn chỉnh, đảm bảo tính quan yếu và góp phần gia tăng chất lượng, số lượng các bài báo khoa học đạt chuẩn.
3.2. Kết luận
- Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần làm rõ hơn, minh chứng cho cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học văn bản về đặc trưng của văn bản khoa học, đặc điểm liên kết và mạch lạc. Sự liên kết của các câu, các đoạn và các yếu tố thành phần đã tạo nên sự logic, mạch lạc trong các mối quan hệ ngữ nghĩa. Do vậy, đã góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh về hình thức và cấu trúc nội dung cho các bài báo KHXH&NV.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đã cho thấy thực tế của việc sử dụng các phương tiện liên kết, các biểu hiện của mạch lạc đặc trưng trong các văn bản khoa học, cụ thể là các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học – ĐHQGHN. Kết quả của luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và phân tích văn bản, tạo lập văn bản. Vấn đề nghiên cứu có giá trị cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần gia tăng chất lượng và số lượng các bài báo KHXH&NV được đăng tải trên các tạp chí quốc gia, quốc tế có uy tín.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Dinh Thi Xuan Hanh
Thesis title:Cohesiveand coherent features in scientific texts (via Social Sciences and Humanities articles on Journal of Science - VNU).
Major:Linguistics
Scientific branch of the thesis: Vietnamese Linguistics Code: 62.22.01.02
The name of postgraduate training institution:University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
1. Objectives and subjects
Objectives: The study is conducted to find out and identify cohesive and coherent features that are commonly usedin Social Sciences and Humanities articles. By doing this, the study will prove the importance of coherence and cohesion in this type of articles. It also presents some recommendations to improve the quality of scientific articles in meeting the requirements of national and international standards for articles.
Subjects:The study subjects are the cohesive and coherent features of 586 Social Sciences and Humanities articles which were published onthe Journal of Science –Vietnam National University, Hanoi (VNU) from 1985 to 2013.
2. Research methods
Descriptive method and inductive method are the two main methods used in this study. Besides, the statistic - classification, analysis – synthesis procedures are used in analyzing data.
3. Major results and conclusions
3.1. The major result
- By analyzing 586 Social Sciences and Humanities articles on Journal of Science, VNU, wefind out that cohesion is always used between two sentences, two paragraphs or two sections in the article. The frequent use of the cohesion (Lexical cohesion (64%), Conjunction (17%), Reference (16%), Substitution and Ellipsis (3%)) has contributed to make the content of sentences, paragraphs and semantic relationships amongsections clear and coherent in order to increase accuracy and coherence of the text. In addition, keywords and linking words are the typical means used in Social science and Humanities articles.
- The coherent features used commonly in Social Sciences and Humanities articles include: Coherence in the topic and the topic sentences; Coherence in the logical order among sentences (including logical relationships such as evident relationships, causal and effective relationships, overall evaluations); Coherence in the external relationship (or inter-text); Coherence in the argument; Coherence in the construction of meaning.
- However, the survey data shows that the compositional factors in Social Sciences and Humanities articles are not used sufficiently in all articles, there is still a lack of introduction (7%), summary (7%), historical problems (31%), research methods (33%). These limitations need solving to meet the requirements of a standard articles.
3.2. Conclusions
- Regarding to theory, the study has contributed to further clarify and prove the theoretical basis of linguistic literature in characteristics of scientific texts, cohesive and coherent features. The cohesion in sentences, paragraphs, and elements creates logic and coherence in semantic relationships. Therefore, it contributes to the completeness of forms and content structures of Social Sciences and Humanities articles.
- Regarding to practice, thestudy shows the reality of using cohesion, the manifestations of coherent characteristics in scientific texts, namely the Social Sciences and Humanities articles which are published on Journal of Science – Vietnam National University, Hanoi (VNU).Therefore, this results can be used as reference for the work of researching, teaching, analyzing and creating texts. These results are valuable in the present stage in order to contribute to increase the quality and quantity of Social Sciences and Humanities articles published on prestigious international journals.
Tác giả: Đinh Thị Xuân Hạnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn