TTLA: Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao

Thứ năm - 29/11/2018 05:03

              Tên tác giả: NGUYỄN THỊ HOÀI AN

              Tên luận án: “Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao”.

              Ngành khoa học của luận án:  Ngôn ngữ học

              Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam                              Mã số: 60 22 01 02

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu của luận án là:

         + Xây dựng khung lý thuyết về ngôn ngữ kể chuyện, cụ thể hóa các bước tiếp cận tác phẩm tự sự.

         + Tìm ra những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, từ đó đưa ra đánh giá bước đầu về đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của văn học Hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945.

- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu của luận án là phương thức kể chuyện trong truyện ngắn Hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

            + Phương pháp phân tích diễn ngôn có tác dụng phân tích và lí giải đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện từ hai hướng tiếp cận ngôn ngữ học và hướng tiếp cận phong cách học.

            + Phương pháp phân tích hội thoại giúp làm rõ và lý giải các đặc điểm ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.    

- Ngoài ra trong luận án chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp khác như: so sánh, thống kê, cải biến...

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

            Luận án đã trình bày, hệ thống hóa và đánh giá những thành quả nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện; vận dụng những cơ sở lý luận này một cách có chọn lọc, triển khai thành các bước cụ thể để phân tích ngôn ngữ kể chuyện. Lần đầu tiên luận án đã nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về ngôn ngữ kể chuyện của hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong sự tương quan, so sánh để từng bước rút ra đặc điểm cơ bản của văn học HTPP Việt Nam 1930 - 1945; góp phần bổ sung lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ truyện kể. Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần đổi mới việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong nhà trường.

3.2. Kết luận

             Luận án đã phân tích một cách khoa học và hệ thống về khả năng sử dụng phương thức kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, cụ thể là đặc điểm của lời người kể chuyện trong mối quan hệ với điểm nhìn nghệ thuật; cách sử dụng lời đối thoại, độc thoại nội tâm; các phương tiện tình thái trong quá trình tình thái hóa ngôn ngữ kể chuyện theo điểm nhìn. Kết quả nghiên cứu  cho phép khẳng định đặc điểm phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo của các nhà văn. Điều này được thể hiện:

            + Nhà văn Nguyễn Công Hoan thường thiên về cách kể chuyện từ Điểm nhìn bên ngoài, khách quan; ngôn ngữ kể chuyện mang đậm tính chất hài hước, trào lộng.

            +  Nhà văn Nam Cao thường thiên về cách kể chuyện từ Điểm nhìn bên trong, chủ quan; ngôn ngữ kể chuyện mang đậm tính chất bi kịch, triết lí.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name:NGUYEN THI HOAI AN

Thesis title:“Characteristics of narrative language in some critical reality works of Nguyen Cong Hoan and Nam Cao”.

Scientific branch of the thesis: Linguistics

Major: Vietnamese language               Code: 60 22 01 02

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

1. Thesis purpose and objectives

- Research purposes of the thesis are:

         + To develop theoretical frameworks for narrative language and specify approaches to narrative works.

         + To find out the characteristics of using the narrative language of writers Nguyen Cong Hoan and Nam Cao, thus giving an initial assessment on characteristics of narrative language in Vietnamese critical reality literature in 1930 – 1945 period.

- Research objective of the thesis: Objective of the thesis is the narrative method in short stories on critical reality of Nguyen Cong Hoan and Nam Cao.

2. Research methods

- The thesis uses the research methods:

            + Method of discourse analysis is used to analyze and explaincharacteristics of narrative language from both the linguistic approach and the learning style approach.

            + Method of dialogue analysis helps to clarify and explain thelanguage characteristics of dialogue and inner dialogue.          

- In addition, in the thesis we also use some other methods such as comparison, statistics, modification, etc.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

            The thesis presented, systematized and evaluated the results of research on narrative language; applied these theories in a selective way and developed them into specific steps to analyze the narrative language. For the first time, the thesis has studied in depth and systematically the narrative language of writers Nguyen Cong Hoan and Nam Cao in correlation and comparison to gradually draw the basic characteristics of Vietnamese critical reality literature in 1930–1945 period; this supplemented to the theory of narrative language research. The research results of the thesis will contribute to renovating the teaching of the works of Nguyen Cong Hoan and Nam Cao in the schools.

3.2. Conclusions

            The thesis analyzed scientifically and systematically the ability to use the narrative method of Nguyen Cong Hoan and Nam Cao, namely the characteristics of the narrator in relation to the point of view of art; how to use dialogue, inner dialogue; the means of modality in the process of modalization of narrative language based on point of view. Research results confirm the characteristics of artistic style and creative personality of the writers. This is shown as follows:

            + Nguyen Cong Hoan is inclined to narrative method from the outside pint of view, objectivity; his narrative language is deeplyhumorous andsatirical.

            +  Nam Cao is inclined to narrative method from the inside point of view, subjectivity; his narrative language is deeply tragic and philosophical.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây