Ngôn ngữ
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Tên luận án: Nghiên cứu văn bản tục lệ Hán Nôm làng xã huyện Từ Liêm trước năm 1945
Ngành khoa học của luận án:
Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 62.22.01.04
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Thông qua tư liệu văn bản tục lệ Hán Nôm, luận án muốn nghiên cứu tổng quan văn bản tục lệ Hán Nôm và thác bản văn bia Hán Nôm của huyện Từ Liêm trước năm 1945 hiện được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Khoa học xã hội. Qua đó, đề tài tìm hiểu sự phân bố về không gian và thời gian cũng như đặc trưng nội dung văn bản tục lệ của từng giai đoạn lịch sử. Luận án nghiên cứu đặc điểm văn tự và đặc trưng nghề nghiệp được phản ánh trong văn bản tục lệ. Đề tài nghiên cứu nội dung và giá trị nội dung của văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm như vai trò quản lý xã hội, "chỉnh đốn phong tục" của làng xã và những giá trị tích cực của tục lệ xưa được kế thừa và phát huy trong các bản quy ước văn hóa hiện nay ở địa phương.
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản tục lệ Hán Nôm và thác bản văn bia có nội dung ghi chép tục lệ của huyện Từ Liêm từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đề tài tham khảo các văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm hiện được lưu trữ tại Thư viện Khoa học xã hội. Theo khảo sát, văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 82 văn bản và 3 thác bản văn bia có nội dung ghi chép về tục lệ. Thư viện Khoa học xã hội hiện lưu trữ 56 văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp văn bản học Hán Nôm
- Các thao tác mô tả, phân tích, thống kê, định lượng
- Phương pháp luận sử học
- Phương pháp khảo sát điền dã
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Tổng quan tình hình nghiên cứu tục lệ và văn bản tục lệ Hán Nôm.
- Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống về tư liệu văn bản tục lệ Hán Nôm hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Khoa học xã hội ở các phương diện phân bố thời gian không gian, hình thức và loại hình văn bản.
- Nghiên cứu đặc trưng nghề nghiệp được phản ánh trong văn bản tục lệ
- Đánh giá giá trị nội dung văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm.
3.2. Kết luận
- Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu văn bản tục lệ Hán Nôm Việt Nam nói chung, những nghiên cứu về văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm trước năm 1945 và tục lệ huyện Từ Liêm nói riêng. Luận án đã đưa ra khái niệm tục lệ và văn bản tục lệ Hán Nôm, định hướng nghiên cứu đề tài luận án một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về toàn bộ trữ lượng văn bản tục lệ Hán Nôm hiện lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Khoa học xã hội.
- Luận án tiến hành khảo sát số lượng văn bản tục lệ Hán Nôm và niên đại lập văn bản tục lệ, phân bố văn bản tục lệ từng giai đoạn lịch sử và các giai đoạn hương ước tục lệ từ tục lệ cổ truyền đến hương ước cải lương tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Khoa xã hội. Đề tài tìm hiểu hình thức, loại hình văn bản tục lệ truyền thống và hương ước cải lương.
- Đặc trưng nghề nghiệp được phản ánh trong văn bản tục lệ: đặc trưng văn bản của các làng nông nghiệp thường có các điều lệ về bảo vệ mùa màng, đê điều, thủy lợi. Đặc trưng văn bản của các làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng có các điều lệ về khuyến học, ưu đãi đối với người đang đi học, hậu đãi đối với người thi đỗ, làm quan, thờ cúng Tiên hiền và các bậc khoa hoạn trong làng. Đặc trưng văn bản của các phường nghề, đó là các điều lệ bảo vệ quyền lợi của những người trong phường nghề, tổ chức cúng giỗ tổ sư nghề. Điểm chung của các nghề nghiệp khác nhau được phản ánh trong văn bản tục lệ, đó các văn bản này đều có các điều lệ về việc tế tự, cưới xin và tang ma.
- Luận án tìm hiểu sự tác động và ảnh hưởng của chính sách nhà nước quân chủ đối với tục lệ làng xã. Việc thực hiện điều lệ của nhà nước quân chủ về cưới xin, tang ma, khao vọng, hương ẩm qua văn bản tục lệ.
- Văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm đã phản ánh tổ chức xã hội làng xã, phong tục tập quán làng xã, nghĩa vụ và quyền lợi của dân làng, vai trò của tục lệ với việc tự quản của người dân. Đồng thời, luận án đánh giá giá trị nội dung văn bản tục lệ đối với việc "chỉnh đốn tục lệ" làm cho tục lệ tốt đẹp hơn, bỏ đi các hủ tục gây phiền hà lãng phí cho người dân. Sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của tục lệ xưa và tiếp tục phát huy trong các bản quy ước văn hóa tại địa phương hiện nay.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Thesis title: An insight into the documents on customs of the district of Tu Liem before 1945
Scientific branch of the thesis: Sino - Nom
Major: Sino - Nom Code: 62 22 01 04
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University - Hanoi
1. Thesis purpose and objectives
- Thesis purpose:
The dissertation sought to provide an in-depth insight into the collections of Sino-Nom texts on customs as well as stele inscriptions (that record traditions and customs) of the Tu Liem district before 1945 (currently stored at the Institute of Sino-Nom Studies and Institute of Social Sciences Information in Hanoi). Thus, it explores the spatial and temporal distribution of these documents as well as the characteristics of their content as displayed during each historical period. The dissertation examines the attributes and occupational trademarks as reflected in the documents. Regarding the documents’ content and its value, the dissertation focuses on the role of Sino-Nom documents on traditions in contributing to social governance, the “reformations of customs” as well as their positive values that modern local cultural conventions and contracts now inherit.
- Thesis objectives:
The Sino-Nom texts and stele inscriptions that record customs of the Tu Liem district, dating from the seventeenth century to the early nineteenth century, are now kept at the Institute of Sino-Nom Studies. The dissertation focuses on these and also works on those kept by the Institute of Social Sciences. Our survey shows that there are 82 texts and 3 stele inscriptions at the Institute of Sino-Nom Studies and 56 texts at the Library of Institute of Social Sciences Information.
2. Used research methods
- Textological methodology for Sino-Nom studies
- Descriptive, analytical and quantitative statistical methods
- Interdisciplinary research method
- Field survey method
3. Major results and conclusions
3.1. Major results
- An overview of the study of customs and Sino-Nom documents on customs.
- A systematic study of the documents on customs stored at the Institute of Sino-Nom Studies and the Library of Institute of Social Sciences Information, in terms of spatial and temporal distribution, form and textual type.
- A review of occupational trademarks as reflected in the documents.
- An evaluation of the values of the content of Tu Liem’s Sino-Nom documents on customs.
3.2. Conclusions
-The dissertation provides an overview of the study of Sino-Nom documents on customs in Vietnam in general as well as the study of pre-1945 documents on customs in Tu Liem as these customs themselves in particular. The dissertation introduces a concept of customs, through which the study is provided with a guiding principle in trying to present in a systematic and comprehensive way the documents on customs stored at the Institute of Sino-Nom Studies and the Library of Institute of Social Sciences Information.
- The dissertation examines the number and dates of Sino-Nom documents on customs, their distribution according to historical periods and different stages of development of village conventions, from traditional conventions to the reformed conventions (during the French Occupation), based on the documents stored at the Institute of Sino-Nom Studies and the Library of Institute of Social Sciences Information. The dissertation explores the forms and textual types of these traditional conventions and reformed conventions.
- The occupational trademarks as reflected in these documents: agricultural villages often included regulations on crop protection, dykes and irrigation in their conventions. Those compiled by scholarly villages and scholarly families often contain regulations on study encouragement, incentives for scholars, special treatment for successful examinees and mandarins, worship of the village’s late wise men and honoured scholars. Guilds often focused on the interests of their members and the commemoration of the founders of occupations. The common trait that these groups share, despite the difference in occupation, is that they all contain the rules for worship and sacrifice, marriage and funeral.
- The dissertation evaluates the impact of policies issued by monarchical governments on village customs, and how these governments’ laws on marriage, funeral, celebrations of personal promotion, village feasts.. etc worked in practice through the conventions.
- The Sino-Nom documents on customs in Tu Liem reflect the villages’ social organization, customs and traditions, the villagers’ obligations and interests, as well as the role of customs in the self-governing of communities. At the same time, the dissertation evaluates the value of these documents in “reforming” customs, making them more useful and positive and reducing the nuisance of bad, profligate customs. Modern cultural conventions show the legacy and evolution of these good traditional values.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn