Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN THỊ THỦY
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/09/1985
4. Nơi sinh: Bình Thuận
5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/ 12 / 2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 4619/QĐ-KHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 925/QĐ-KHNV ngày 24/04/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Quyết định thay đổi tên đề tài luận án số 1100/QĐ-XHNV ngày 12/5/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quyết định gia hạn thời gian học tập số 2497/QĐ-KHNV ngày 04/10/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm
8. Chuyên ngành: Trung Quốc học
9. Mã số: 62 31 06 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Tiến Sâm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh nước này nỗ lực gia tăng sức mạnh mềm từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Luận án đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là là việc làm rõ các nội hàm liên quan. Theo luận án, công nghiệp văn hóa là nhóm các ngành sản xuất sáng tạo trong đó tập trung đi sâu khai thác giá trị kinh tế trong bản sắc văn hóa, trên cơ sở ứng dụng thành quả của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để sản xuất, kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho quần chúng nhân dân và kiến tạo của cải cho xã hội, được bảo vệ bởi bản quyền.
Luận án nghiên cứu bối cảnh tác động và thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Luận án đi sâu phân tích những chính sách cụ thể, thành tựu nổi bật và hạn chế tồn tại của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong tác động hai chiều với nỗ lực gia tăng sức mạnh mềm từ Chính phủ. Công nghiệp văn hóa vừa là ngành mang tính kinh tế, vừa là ngành mang tính văn hóa nên ngoài những giá trị vật chất mang lại, ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc còn có vai trò nổi bật trong việc nâng cao sức ảnh hưởng quốc gia. Ngược lại, chính trong bối cảnh đó, công nghiệp văn hóa Trung Quốc đã từng bước phát triển để trở thành một điểm sáng mới của nền kinh tế Trung Quốc.
Luận án tập trung đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Đồng thời, trên cơ sở phân tích những điều kiện tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị, địa lý giữa Việt Nam – Trung Quốc, luận án đã chỉ ra sự biến chuyển, tác động đối với ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa Trung Quốc nói chung, ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc nói riêng. Đồng thời, Luận án góp phần cung cấp các minh chứng khoa học có tính tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
13. Những hướng nghiên cứu chính tiếp theo: Ảnh hưởng của sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam; Nghiên cứu sự phát triển của các ngành cụ thể trong nhóm ngành công nghiệp văn hóa.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Trần Thị Thuỷ (2011), “Báo cáo văn hoá Trung Quốc năm 2010 – Phương hướng năm 2011”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (4), tr.54-64.
(2)Trần Thị Thuỷ (2011), “Những vấn đề nổi bật trong Nghị quyết Trung ương 6 Khoá XVII ĐCS Trung Quốc về cải cách thể chế văn hoá”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (11), tr. 67-79.
(3) Trần Thị Thuỷ (2012), “Chiến lược đi ra ngoài của công nghiệp văn hoá Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (8), tr.48-62.
(4) Trần Thị Thuỷ (2014), “Báo cáo văn hoá Trung Quốc năm 2013 – Phương hướng năm 2014”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (4), tr.41-52.
(5) Trần Thị Thuỷ (2014), “Cải cách thể chế văn hoá Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (10), tr.54-64.
(6) Trần Thị Thuỷ (2016), “Ngành công nghiệp game online Trung Quốc: Thực trạng và ảnh hưởng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (7), tr.41-53.
(7) Trần Thị Thuỷ (2016), “Công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong chiến lược Một vành đai, một con đường”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (7), tr.30-38.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Name of doctoral student: TRAN THI THUY
2.Sex: Female
3. Date of birth: 10/09/1985
4. Place of birth: Binh Thuan
5. Admission decision number: No.2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH Dated the 30th December 2013, Director of Vietnam National University Hanoi.
6. Changes in academic process:
- The decision on extension of study time No. 4619/QĐ-KHNV on the 29th December, 2016 of Vice Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.
- The decision on extension of study time No. 925/QĐ-KHNV on the 24th April, 2017 of Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.
-The decision to change the thesis title No.1100/QĐ-XHNV on the 12th May, 2017 of Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.
- The decision on extension of study time No. 2497/QĐ-KHNV on the 4th October, 2017 of Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.
7. Official thesis title: The Development of Chinese Cultural Industry in the context of enhancing soft power.
8. Major: Chinese Studies
9. Code: 62 31 06 02
10. Supervisor: Professor. Dr. Do Tien Sam
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis conducts fairly comprehensive and systematic research about Chinese cultural industry under the context that the country has been promoting soft strength since the early XXI century. The theoretical and practical basis of the development of Chinese cultural industry is analyzed; especially the related contents are also clarified in this thesis. According to the study, cultural industry, which belongs to group of creative industries, concentrates on exploiting economic values of cultural identity based on the application science, technology achievements to produce and distribute services for spiritual life of citizens, create wealth for society. It is protected by copyright.
The thesis also explores the contexts and impacts of the Chinese cultural industry’s development. The study analyzes the specific policies, outstanding achievements, and remaining limits of Chinese cultural industry in two –way impact on the effort of increasing soft power from the government. Cultural industry is both economic and cultural branch, therefore, beyond material values, it plays a prominent role in enhancing national influences. In this context, Chinese cultural industry has gradually grown to become a new rising industry of the Chinese economy.
The thesis focuses on accessing the opportunities, challenges and propects of Chinese cultural industry’s development. At the same time, by analyzing the similarities in cultural, economic, political and geographic conditions between Vietnam and China, the thesis points out changes and impacts on Vietnamese cultural industry.
12. Practical applicability, if any:
The thesis is going to be a useful reference for researching and teaching Chinese culture in general and Chinese cultural industry in particular. Moreover, the thesis contributes scientific references for Vietnamese policy makers in the process of building and developing cultural industry.
13. Further research directions, if any:
The impact of Chinese cultural industry on the Vietnam’s culture market; Research on particular sector of Chinese cultural industries.
14. Thesis-related publications:
(1) Tran Thi Thuy (2011), “Report on Chinese Culture in 2010 - Direction in 2011”, Chinese Studies Review (4), pp.54-64.
(2) Tran Thi Thuy (2011), “Major Issues in the XVIIth Session of the 6th Central Committee of the Communist Party of China about Reformation of Cultural Policy”, Chinese Studies Review (10), pp. 67-79.
(3) Tran Thi Thuy (2012), “Global Strategy of Chinese Cultural Industry in the first ten Years of the 21st Century”, Chinese Studies Review (8), pp.48-62
(4) Tran Thi Thuy (2014), “Report on Chinese Culture in 2013 - Direction in 2014”, Chinese Studies Review (4), pp. 41-52.
(5) Tran Thi Thuy (2014), “Reformation of Chinese Cultural Policy”, Chinese Studies Review (10), pp. 54-64
(6) Tran Thi Thuy (2016), “China’s Video Game Industry: Current Situation and Impacts”, Chinese Studies Review (7), pp. 41-53.
(7) Tran Thi Thuy (2016), “Chinese Cultural Industry in ‘One Belt, One Road’ Initiative”, Northeast Asian Studies Review (7), pp. 30-38.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn