Ngôn ngữ
Tên tác giả: Ngô Minh Thương
Tên luận án: “Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại và giá trị tham khảo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”.
Ngành khoa học của luận án: Triết học
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 03 02
Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Về mục đích
Trên cơ sở phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các nhà triết học phương Tây thời cận đại, luận án làm rõ giá trị tham khảo của những tư tưởng này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây thời kì cận đại.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp; cấu trúc hệ thống..
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Phân tích những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các nhà triết học phương Tây thời cận đại.
- Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các nhà triết học phương Tây thời kì cận đại.
- Phân tích và đánh giá về giá trị tham khảo của những tư tưởng này đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Kết luận
Có thể thấy rằng, tư tưởng về nhà nước pháp quyền phương Tây cận đại chính là sản phẩm tinh thần của thời đại được nảy sinh từ hiện thực xã hội phương Tây với đầy ắp những biến đổi lớn lao trên mọi phương diện kinh tế, chính chị, văn hóa và xã hội trong lịch sử. Hơn nữa, nó chính là sự kế thừa và tiếp thu chọn lọc những giá trị chủ yếu từ các mạch nguồn tư tưởng lớn ở phương Tây thời kỳ cổ đại và trung đại. Sự ra đời của tư tưởng nhà nước pháp quyền phương Tây cận đại là một hiện tượng hợp quy luật nhằm đáp ứng yêu cầu tất yếu của lịch sử với tư cách là một phương thức thực hiện quyền lực của nhân dân trong nhà nước tư sản, là một phản ứng về mặt văn hóa, tư tưởng và tư duy học thuật trước trật tự xã hội hiện hành.
Nghiên cứu những tư tưởng về nhà nước pháp quyền phương Tây thời cận đại cho thấy, hầu hết các tác giả đều tập trung làm rõ một số những nội dung căn bản quy định sự tồn tại của một nhà nước pháp quyền như: Về pháp luật; về dân chủ; về sự phân quyền v.v. Đó là quá trình phát triển, làm sâu sắc thêm những quan niệm về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng, là tiếng nói của những lực lượng tiến bộ, là hơi thở của thời đại và khát vọng của con người trong cuộc đấu tranh đòi lại các quyền tự nhiên vốn có của mình. Việc nghiên cứu nội dung của những tư tưởng về nhà nước trong triết học phương Tây cận đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tham khảo, vận dụng những hạt nhân hợp lý của hệ thống tư tưởng ấy vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Quan niệm về nhà nước trong triết học phương Tây cận đại chứa đựng nhiều giá trị và hạt nhân hợp lý có thể khai thác và vận dụng ở Việt Nam hiện nay. Những giá trị ấy đã được Đảng ta nhận thức, kế thừa một cách biện chứng và vận dụng sáng tạo vào điều kiện đặc thù ở nước ta. Điều đó được thể hiện rõ trong nội dung các văn kiện của Đảng Cộng sảnViệt Nam và những thành tựu to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đã và đang đặt ra những vấn đề cơ bản cần xem xét và giải quyết như: về xây dựng hệ thống pháp luật; về phát huy dân chủ; về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước; về xây dựng xã hội dân sự và phát triển nền kinh tế thị trường trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa v.v.
Vận dụng những giá trị, những hạt nhân hợp lý của lý thuyết pháp quyền phương Tây thời cận đại vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở nước ta hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng và cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Trong xây dựng nội dung pháp luật phải xác lập được ý chí chung đích thực của nhân dân và thể chế nó vào luật pháp; Về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước thì cần thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhận thức đúng, đủ và có cơ chế phù hợp nhằm đảm bảo tính thống nhất và sự phát triển đồng bộ giữa nhà nước pháp quyền, xã hội công dân và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với ý nghĩa nói trên, thì việc đẩy mạnh nghiên cứu, khám phá những khía cạnh và giá trị tiếp cận mới đối với tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần được đẩy mạnh nhằm cung cấp cho chúng ta những gợi ý quan trọng để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
ABSTRACT OF DOCTORAL DISSERTATION
Name of author: Ngô Minh Thương
Dissertation title: “The idea of a rule-of-law state in recent Western philosophy and reference value for the construction of the rule-of-law state in Vietnam nowadays”.
Scientific branch of the dissertation: Philosophy
Major: Dialectical materialism and historical materialism
Code: 62 22 03 02
Name of postgraduate training unit: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
1. Objective and subject of the dissertation
1.1. Objective
On the basis of analyzing some basic contents in the thought of the rule-of-law state of Western latter-day philosophers, the thesis clarifies the reference value of these ideas for building the rule-of-law state in Vietnam today.
1.2. Research subject
Thoughts about the rule-of-law state in Western philosophy in the latter-day era.
2. Research methodology
The dissertation is based on the methodology of dialectical materialism and historical materialism; combining logical and historical methods, methods of analysis and syndissertation , sociological investigation methods and systematic structure...
3. Main results and conclusions
3.1. Main results
- Analyzes the conditions and premise for the birth of the idea of the rule-of-law state by the latter-day western philosophers.
- Analyzes some basic contents of the thought of the rule-of-law state of the latter-day Western philosophers.
- Analyzes and evaluates the reference value of these thoughts for developing the rule-of-law state in Vietnam today.
3.2. Conclusion
It can be seen that the idea of a latter-day western state governed by the rule of law is the spiritual product of the time which arised from the reality of Western society filled with great changes in all aspects of economy, politics, culture and society in history. Moreover, it is the inheritance and selective absorption of the major values from the great sources of thought in the West in the ancient and middle ages. The emergence of the latter-day Western rule-of-law state is a legitimate phenomenon that meets the indispensable needs of history as a means of exercising the power of people in the capitalist state, which is a cultural, ideological and scholarly reaction to the current social order.
Studying the ideas of the latter-day western rule-of-law state shows that most of the authors focus on clarifying some of the basic contents regulating the existence of a rule-of-law state such as the law, democracy, decentralization, etc. It is the process of development that deepens the notions of the rule of law in the history of thought, the voice of progressive forces, the breath of the times and the aspirations of human beings in the struggle to claim their natural rights. The study of the content of thoughts of the state in the latter-day Western philosophy has a particular importance for the reference and application of the logical nucleus of that ideology to the process of building the socialist rule-of-law state in Vietnam today.
The concept of the state in latter-day Western philosophy contains many values and rational nuclei that can be exploited and used in Vietnam today. These values have been recognized by our Party, dialectically inherited and applied creatively to specific conditions in our country. This is clearly reflected in the documents of the Communist Party of Vietnam and the great achievements in the revolution of our country. In addition to the results achieved, the practice of building a socialist rule-of-law state in Vietnam today has posed the following fundamental issues to be considered and resolved: law building, promotion of democracy, organizing state power, building civil society and developing a market economy in the socialist rule-of-law state, etc.
Adopting the values and the rational nucleus of the latter-day western rule-of-law theory in addressing the practical problems posed in our country today is an important task and should focus on some main contents as follows: In the development of legal content, it is required to establish the common will of people and institutionalize it in law; in organizing state power, it needs the principle of state power unified with the assignment, coordination and control among agencies in the exercise of the legislative, executive and judicial powers. Continue to build and perfect socialist democracy, ensuring that all power belongs to the people. Be aware sufficiently and appropriately with mechanisms to ensure uniformity and synchronous development between the rule of law, civil society and the socialist-oriented market economy.
In this sense, the promotion of research, exploration of new dimensions and values of approach to the thought of the rule-of-law state in latter Western philosophy is a very important task that needs promoting to provide us with important suggestions for successful building of a socialist rule-of-law state of the people, by the people and for the people.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn