Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐẶNG HOÀNG NGÂN 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/01/1989 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 1017/QĐ-XHNV ngày 29/3/2016
7. Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
8. Chuyên ngành: Tâm lý học 9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Tiêu điểm kiểm soát dự báo cảm nhận hạnh phúc tâm lý tốt hơn là dự báo sự hài lòng với cuộc sống.
Tiêu điểm kiểm soát bên trong dự báo nâng cao cảm nhận hạnh phúc, mạnh nhất đối với các bình diện kế hoạch cuộc sống, phát triển bản thân trưởng thành, tự chấp nhận, không đáng kể với cảm nhận được thuộc về một nhóm. Tiêu điểm kiểm soát bên ngoài dự báo làm giảm cảm nhận hạnh phúc nhưng không đáng kể.
Giảm bớt tiêu điểm kiểm soát bên trong xuống mức trung bình thể hiện sự hạnh phúc cao hơn (nam giới, sinh viên có mối quan hệ lãng mạn, con út). Bên cạnh đó, tiêu điểm kiểm soát bên ngoài cao không phải lúc nào cũng đi kèm với cảm nhận thiếu hạnh phúc. Khi tin rằng các yếu tố bên ngoài chi phối mạnh đến cuộc sống của bản thân, nhiều nhóm khách thể (nữ giới, con cả, con một, sinh viên có học lực trung bình, yếu, kém, sinh viên có tôn giáo) biểu hiện sự tích cực trong nhiều bình diện hạnh phúc.
Các mô hình biến ảnh hưởng gián tiếp khẳng định: tính cá nhân bình đẳng, cộng đồng thứ bậc làm tăng tiêu điểm kiểm soát bên trong, từ đó tăng cảm nhận hạnh phúc. Tiêu điểm kiểm soát bên ngoài gây stress, dẫn đến làm giảm cảm nhận hạnh phúc. Tiêu điểm kiểm soát bên trong làm giảm stress, khiến cá nhân hạnh phúc hơn. Ứng phó dựa vào nguồn lực bên trong làm tăng tiêu điểm kiểm soát bên trong, từ đó tăng cảm nhận hạnh phúc. Mẫu niềm tin vào kiểm soát bên ngoài may mắn, số phận làm giảm hành vi lên kế hoạch, tăng hành vi tự trách, từ đó khiến cá nhân ít chấp nhận bản thân hơn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số biện pháp ứng dụng nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc thông qua điều chỉnh tiêu điểm kiểm soát và các biến liên quan.
Với cơ sở đào tạo: do tiêu điểm kiểm soát bên trong có tác động lớn đến cảm nhận hạnh phúc theo hướng hiện thực hóa bản thân của sinh viên, do đó, triết lý và việc xây dựng hoạt động cụ thể nên hướng vào tăng cường niềm tin và trải nghiệm làm chủ của sinh viên.
Với sinh viên và những người quan tâm đến cảm nhận hạnh phúc: việc nhận biết được bình diện chưa hạnh phúc là bước đầu tiên để bắt đầu làm cho bản thân hạnh phúc hơn. Sau đó, cần gọi tên được kiểu niềm tin kiểm soát nào đang cản trở cảm nhận hạnh phúc trong mình. Xác định, cam kết và trải nghiệm các chiến lược ứng phó phù hợp tương ứng với dạng niềm tin kiểm soát là mấu chốt của quá trình nâng cao cảm nhận hạnh phúc.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tính đến sự khác biệt văn hóa Á Đông thể hiện ngay trong chính khái niệm.
- Xem xét ảnh hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc trên các nhóm tuổi khác nhau.
- Nghiên cứu trên nhóm khách thể gặp rối nhiễu hoặc có nguy cơ tổn thương tâm lý.
- Tính đến yếu tố tình huống làm nảy sinh niềm tin về sự kiểm soát.
- Nghiên cứu trường diễn về mối quan hệ giữa tiêu điểm kiểm soát và cảm nhận hạnh phúc, với mục đích xem xét liệu niềm tin về sự kiểm soát thay đổi như thế nào theo thời gian và các trải nghiệm học tập của con người.
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án
[1]. Đặng Hoàng Ngân (2016), “Thử nghiệm thang đo tiêu điểm kiểm soát bên trong – bên ngoài của Julian Rotter trên khách thể sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học (7), tr.69-81.
[2]. Đặng Hoàng Ngân (2017), “Thích ứng thang đo Cảm nhận hạnh phúc tâm lý của Carol Ryff trên khách thể sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học (2), tr.77-89.
[3]. Đặng Hoàng Ngân (2017), “Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc và stress”, Tạp chí Tâm lý học (10), tr.90-99.
[4]. Đặng Hoàng Ngân (2017), “Ảnh hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc tâm lý”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất “Hạnh phúc con người và phát triển bền vững” tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.122-130.
[5]. Đặng Hoàng Ngân (2018). Một số vấn đề về đánh giá cảm nhận hạnh phúc trong nghiên cứu tâm lý. Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2017: “Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa”. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr.288-302.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: DANG HOANG NGAN 2. Sex: Female
3. Date of birth: 14th January 1989 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 3216/2014/QD-XHNV-SDH, dated on 31st December 2014
6. Changes in academic process: change of dissertation title shown on decision number: 1017/QD-XHNV, dated on 29th Mars 2016
7. Official thesis title: Effect of locus of control on well-being among college students
8. Major: Psychology 9. Code: 62 31 04 01
10. Supervisors: Assoc.Prof. Nguyen Thi Minh Hang
Assoc.Prof. Nguyen Sinh Phuc
11. Summary of the new findings of the thesis:
Locus of control predicts psychological well-being better than satisfaction with life.
Internal locus of control enhances feeling of happiness, especially purpose of life, self-development, self-acceptance, slightly for perceptions of belonging to a group. External locus of control reduces well-being but with a slightly significant level.
Reducing internal locus of control to average level represents a higher well-being (among men, students having a romantic relationship, youngest child in the family). In addition, high external locus of control does not always lead to ill-being. Believing that external factors are strongly influencing our lives, many groups (e.g. female, middle child in the family, students with average or under average academic results) express the positiviness in many domains of well-being.
Moderator models shows that vertical individualism, hierarchical collectivism increase internal control focus, thereby increase well-being. External locus of control causes stress, leading to a reduced sense of well-being. Internal locus of control reduces stress, leading individuals to a better state of well-being. Internal resources based coping increase internal locus of control, thereby increase sense of well-being. External locus of control in luck, fate reduces planning behavior, increases self-blame behavior, thus leading individuals less accepting themselves.
12. Pratical applicability: Some implications based on research results are suggested:
For universities: As internal locus of control affects significantly eudaimonia well-being among students, thus, study process and college activities should emphasis students’ autonomy.
For students: There is stages for being well: (1) Recognizing the domain with which one does not satisfied; (2) Identifying the locus of control style that involves; (3) Identifying, experiencing coping styles related to the locus of control style.
13. Futher research directions:
- Investigate the culture differences in concepts (well-being and locus of control)
- Examine the effect of locus of control on well-being among people of different ages.
- Examine the effect of locus of control on well-being among people suffering from psychological disorders.
- Investigate situations which define belief of control.
- Carry out a longitudinal research on effect of locus of control on well-being, moderated by people’s learning experiences.
14. Thesis-related publications:
[1]. Dang Hoang Ngan (2016), “Testing the Julian Rotter’s I-E scale among students”, Journal of Psychology (7), pp.69-81.
[2]. Dang Hoang Ngan (2017), “Adaptation of The Carol Ryff Scale of Psychological Well-being among students”, Journal of Psychology (2), pp.77-89.
[3]. Dang Hoang Ngan (2017), “Relationship between well-being and stress”, Journal of Psychology (10), pp.90-99.
[4]. Dang Hoang Ngan (2017), “Effect of locus of control on psychological well-being”, Proceedings of The 1st International Conference of Southeast Asian Psychology "Well-being and Sustainable Development” volume 1, Vietnam National University in Hanoi Publishing, pp.122-130.
[5]. Dang Hoang Ngan (2018). “Well-being assessment issues in psychological research”, Proceedings of The Conference for young employees and graduated students in 2017: “Vietnam social sciences and humanities in the process of globalization”. Vietnam National University in Hanoi Publishing, pp.288-302.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn