Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: DƯƠNG THỊ KIM HUỆ 2. Giới tinh: Nữ
3. Ngày sinh: 23 – 11 – 1984 4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2416/2015/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo vận động lực lượng thứ ba từ năm 1969 đến năm 1975
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam 9. Mã số: 62 22 03 15
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Khang
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Một là, hệ thống hóa, phân tích những quan điểm, chủ trương và quá trình chỉ đạo vận động, tranh thủ lực lượng thứ ba, từ năm 1969 đến năm 1975 của Đảng Lao động Việt Nam.
Hai là, rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình vận động lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 - 1975.
Ba là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu những vấn đề có liên quan.
Sau quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo vận động lực lượng thứ ba từ năm 1969 đến năm 1975”, nghiên cứu sinh đã giải quyết được các vấn đề chính sau:
Làm rõ những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử tác động đến quá trình ban hành chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về vận động lực lượng thứ ba. Hệ thống hóa, phân tích các chủ trương, quan điểm của Đảng về việc vận động lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 – 1975; quá trình nhận thức của Đảng về lực lượng thứ ba, vai trò của lực lượng thứ ba và phương thức vận động lực lượng này tham gia vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.
Khôi phục lại một cách khách quan quá trình Đảng Lao động Việt Nam chỉ đạo thực hiện việc vận động, tranh thủ lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 – 1975; những phong trào đấu tranh, nhân vật điển hình của lực lượng thứ ba ở các đô thị lớn của miền Nam; những kết quả đạt được của quá trình thực hiện sự chỉ đạo, những đóng góp của lực lượng thứ ba vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969 – 1975.
Chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo vận động lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 – 1975.
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo việc vận động, tranh thủ lực lượng thứ ba tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mỹ, giải phóng dân tộc của Đảng thể hiện nhiều ưu điểm như: nhìn thấy được “tiếng nói chung” trong phong trào đấu tranh của lực lượng thứ ba với cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo, đó là mục tiêu hòa bình, dân chủ, trung lập, thống nhất đất nước. Đây là cơ sở quan trọng nhất để Đảng vận động, tranh thủ được tiếng nói của lực lượng thứ ba, có thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến của cả dân tộc; đề ra được những hình thức vận động phong phú, cách thức tiến hành vận động đa dạng nhằm tranh thủ tối đa ảnh hưởng lực lượng thứ ba; là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và phối hợp chặt chẽ với hệ thống tổ chức Đảng ở các đô thị lớn trên toàn miền Nam.
Bên cạnh những ưu điểm, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo việc vận động, tranh thủ lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 – 1975 của Đảng cũng bộc lộ những hạn chế. Trong khoảng thời gian đầu của cuộc vận động, nhận thức của Đảng về lực lượng thứ ba và vai trò của lực lượng thứ ba còn chưa thực sự đầy đủ, dẫn tới phương thức vận động đề ra chưa phù hợp; có những lúc, biện pháp vận động còn chậm thay đổi và không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, dẫn tới kết quả đạt được không cao; đã đánh giá đúng vai trò của lực lượng thứ ba song lại chưa có sự ghi nhận xứng đáng những đóng góp của lực lượng này đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước .
Rút ra một số kinh nghiệm quan trọng như: 1) Chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo phải bám sát và phù hợp với hoàn cảnh, với yêu cầu mới của tình hình thực tiễn và mang tính kịp thời; 2) Chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác vận động; 3) Nắm rõ đặc điểm của đối tượng vận động để vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, vừa phát huy được tối đa sức mạnh của các lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án sau khi được hoàn thiện tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lực lượng thứ ba ở Việt Nam
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Những vấn đề liên quan đến lực lượng thứ ba ở Việt Nam
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Dương Thị Kim Huệ (2015), “Đại đoàn kết dân tộc - nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (3), tr. 158 - 160.
- Dương Thị Kim Huệ (2016), “Công tác tư tưởng của Đảng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (5), tr. 11 - 13,17.
- Dương Thị Kim Huệ (2017), “Vai trò của Đảng đối với việc vận động lực lượng thứ ba đấu tranh vì hòa bình và ký kết Hiệp định Paris”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (6), tr. 6 - 8.
- Dương Thị Kim Huệ (2018), “Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (6), tr. 26 - 29.
- Dương Thị Kim Huệ (2019), “Đảng vận động và phát huy vai trò của lực lượng thứ ba trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (3), tr. 79 - 84.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: DUONG THI KIM HUE 2. Sex: Female
3. Date of birth: 23 – 11 – 1984 4. Flace of birth: Thái Nguyên
5. Admission decision number: No 2416 /QĐ – XHNV date 13/10/2015 of the Rector University Social and Humanities
6. Changes in academic process: No change
7. Title of the thesis: Vietnam Labour Party leading Third force mobilization campaign from 1969 to 1975
8. Major: History of the Communist Party of Vietnam
9. Code: 62.22.03.15
10. Supervisors: Associate Professor Ho Khang
11. Summary of the new findings of the thesis:
Main results:
Firstly, this thesis has systematized, analyzed viewpoint, guideline and the process of Third force mobiliation campaign between 1969 and 1975 from the Vietnam Labour Party.
Secondly, learning from Vietnam Labour Party’s leadership experience about the process of Third force mobilization campaign in period 1969 - 1975.
Thirdly, this thesis can be used as a reference for conducting related research topics.
Conclusion
After conducting the resaerch “Vietnam Labour Party leading Third force mobilization campaign from 1969 to 1975”, a postdoctoral researcher solved the following problems:
- To clarify the circumstances, historical factors which affected the
process of enacting Vietnam Labour Party’s instruction in Third force mobilization campaign. Systematically, analytical Vietnam Labour Party’s instruction and viewpoint from Third force mobilization campaign in period 1969 – 1975; the process of Vietnam Labour Party’s recognition about Third force, the role of Third force and the method of rising this force to get involve in national war.
- Restore in an objective way the process of Vietnam Labour Party supplied concrete guidance to the Third force mobilization campaign and accumulated the force from 1969 to 1975; the struggles and typical persons from Third force in big cities in the south; the results from implement the guidance, the Third force’s contribution into Vietnam-American war for Independence in the period 1969 – 1975.
- Point out the achievements and limitations of this Party in the period of rising of Third force in the years 1969 - 1975.
The process of leadership, campaign guidance, and taking advantage of Third force in Vietnam-America war for Independence shown some advantages: seeing “common voice” in the struggle movement of the Third force with the resistance led by the Party, which is the goal of peace, democracy, neutrality and unification of the country. This is the most important foundation for the Party to mobilize, gain the voice of the Third force, strengthen the resistance of the whole nation; set out various forms of advocacy, how to conduct various advocacy to maximize the influence of Third force; it is close, timely and in close coordination with the party system in major cities throughout the South.
Besides the advantages, the process of leading, guiding the mobilization, taking advantage of the Third party in the period 1969 – 197, the Party also revealed the limitations. During the first part of the campaign, the Party's awareness of the third force and the role of the third force was not sufficient, leading to an inadequate motive for the movement; At times, advocacy measures were slow to change and no longer suitable with the practical situation, leading to low achievement; has appreciated the role of the Third force, but did not recognize the contributions of this force to the struggle against the US, save the country.
Draw some important experiences such as: 1) Leadership and direction must be closed and suitable with the situation, with new requirements of the practical situation and timely; 2) To attach importance to the training of officials who directly involved in the campaign work; 3) Understanding the characteristics of the mobilized object to ensure the leadership and direction of the Party, while maximizing the strength of the forces, creating the combined strength in the fight for the.
12. Practical applicability: The thesis can be used as a reference material for the study about Third force in Viet Nam
13. Further reseach direction: reseach about Third force in Viet Nam
14. Thesis – related publications:
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn