Ngôn ngữ
1. Họ tên: Nguyễn Thị Hoài An 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/7/1975 4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3216/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thêm 12 tháng, từ tháng 1/2018 đến tháng . 12/2018
7. Tên đề tài luận án: “Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao”
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam 9. Mã số: 60 22 01 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã phân tích một cách khoa học và hệ thống về khả năng sử dụng phương thức và ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, cụ thể là phân tích đặc điểm của lời người kể chuyện trong mối quan hệ với điểm nhìn nghệ thuật; cách sử dụng lời đối thoại, độc thoại nội tâm; các phương tiện và nghĩa tình thái trong quá trình tình thái hóa ngôn ngữ kể chuyện theo điểm nhìn.
Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện của hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao một cách có hệ thống theo các phương pháp của ngôn ngữ học hiện đại. Kết quả nghiên cứu soi sáng các đặc điểm về phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo của các nhà văn:
+ Nhà văn Nguyễn Công Hoan có nhiều sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài, khách quan; thiên về phong cách hài hước, trào lộng.
+ Nhà văn Nam Cao có nhiều sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ kể chuyện từ điểm nhìn bên trong, chủ quan; ngôn ngữ kể chuyện mang đậm tính chất bi kịch, triết lí và thiên về phong cách trầm lắng, suy tư.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu của luận án vào việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong nhà trường.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài có thể mở ra những triển vọng và hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện qua việc sử dụng đoạn văn, câu văn, từ loại.
- Vai trò của ngôn ngữ biểu thị không gian và thời gian trong việc dựng ngữ cảnh, tình huống cuộc thoại và độc thoại nội tâm.
- Lập luận trong ngôn ngữ kể chuyện Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Hoài An (2014), "Giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường theo lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật", Từ điển học & Bách khoa thư (2 ), tr. 21-27.
2. Nguyễn Thị Hoài An (2017), "Từ lí thuyết trường nghĩa tới ứng dụng thủ pháp trường nghĩa vào việc tìm hiểu và giảng dạy tác phẩm thơ ca", Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, tr. 356-361.
3. Nguyễn Thị Hoài An (2018), "Nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao (Nghiên cứu trường hợp truyện ngắn Nửa đêm)", Từ điển học & Bách khoa thư (3), tr. 104-109.
4. Nguyễn Thị Hoài An (2018), "Vai trò của các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện (Trên cứ liệu truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao"), Ngôn ngữ và Đời sống (7), tr. 47-51.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Hoai An 2. Sex: Female
3. Date of birth: 25/07/1975 4. Place of birth: Phu Tho Province
5. Admission decision number: 3216/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31/12/2014
6. Changes in academic process: Extension of 12 months, from January 2018 to December 2018.
7. Official thesis title: Characteristics of narrative language in some critical reality works of Nguyen Cong Hoan and Nam Cao
8. Major: Vietnamese language 9. Code: 60 22 01 02
10. Supervisors: Associate Professor.Doctor Nguyen Huu Đat
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis analyzed scientifically and systematically the ability to use the narrative method of Nguyen Cong Hoan and Nam Cao, namely the characteristics of the narrator in relation to the point of view of art; how to use dialogue, inner dialogue; the means of modality in the process of modalization of narrative language based on point of view.
Research results confirm the characteristics of artistic style and creative personality of the writers. This is shown as follows:
+ Nguyen Cong Hoan is inclined to narrative method from the outside pint of view, objectivity; his narrative language is deeply humorous and satirical.
+ Nam Cao is inclined to narrative method from the inside point of view, subjectivity; his narrative language is deeply tragic and philosophical.
12. Practical applicability, if any: It is possible to apply the research results of the thesis to teaching the works of Nguyen Cong Hoan and Nam Cao at schools.
13. Further research directions, if any: In the course of the study, we found that the topic can open up the prospects and directions for further research as follows:
- Language of story telling through the use of paragraphs, sentences, parts of speech.
- The role of language denotes space and time in setting up contexts, conversation situations and inner monologues.
- Arguments in the telling story languages of Nguyen Cong Hoan and Nam Cao .
14. Thesis-related publications:
1. Nguyen Thi Hoai An (2014), "The theory of Point of View and the teaching of literary works at school", Lexicography & Encyclopedia (2), pp. 21-27.
2. Nguyen Thi Hoai An (2017), "From the semantic field theory to applying the meaning to the study and teaching of poetry", Research and teaching Literature in the context of innovation and integration", pp. 356-361.
3. Nguyen Thi Hoai An (2018), "Speccial features in narrative languages of Nam Cao (The case study of the short story Midnight)", Lexicography & Encyclopedia (3), pp. 104-109.
4. Nguyễn Thi Hoai An (2018), "The role of modality in the narrative language (Based on the short story Doi thua written by Nam Cao)", Language & Life (7), pp. 47-51.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn