Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Hà 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 05/08/1989 4. Nơi sinh: Thái Nguyên 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước: Đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ 8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 9. Mã số: 62 22 03 02 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đăng Sinh 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Tiếp cận dưới góc độ Triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp liên ngành, luận án đã trình bày có hệ thống về ý thức và thực hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt thông qua việc làm rõ cơ sở ra đời, những yếu tố tác động như: địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng và sự tồn tại và phát triển của gia đình, dòng họ, làng xã, đất nước đối với việc hình thành đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. - Luận án đã chỉ ra xu hướng vận động, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm phát huy những giá trị và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt đồng bằng Bắc bộ hiện nay. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: |
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực của nó.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy Triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học, Đạo đức học...
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Đạo Hiếu trong tôn giáo của người Việt Nam
- Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về giáo dục đạo Hiếu trong việc hoàn thiện nhân cách thế hệ trẻ Việt Nam
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Nguyễn Thị Phương Hà (2016), “Chữ hiếu trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận (156), tr.73-76.
Nguyễn Thị Phương Hà (2017), “Quan niệm về đạo hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa đối với gia đình trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Môi trường và xã hội (01), tr.44-47.
Nguyễn Thị Phương Hà (2018), “Đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên và vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên”, Tạp chí Lý luận Chính trị (8), tr.72-76.
Nguyễn Thị Phương Hà (2018), “Đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (411), tr.26-29.
Nguyễn Thị Phương Hà (2019), “Giá trị trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ”, Tạp chí Mặt trận (187), tr.47-49.
Ngày 10 tháng 9 năm 2019
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
|
1. Full name: Nguyen Thi Phuong Ha 2. Sex: Female 3. Date of birth: 05 August 1989 4. Place of birth: Thai Nguyen province 5. Admission decision number: 3684/QD-XHNV on December 31, 2015 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU. 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Filial piety in the belief of Vietnamese people in the Northern Delta. 8. Major: Dialectical materialism and historical materialism 9. Code: 62 22 03 02 10. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Tran Dang Sinh 11. Summary of the new findings of the thesis: - Approaching from the perspective of Dialectical materialism and historical materialism, combined with interdisciplinary method, the thesis presented systematically about the consciousness and practice of Filial piety in worshiping the Ancestors and the tutelary deities of the Vietnamese people through clarifying the origin and the affecting factors such as geography - nature, economy - society, culture - ideology and existence and development of the family, lineage, village and country which lead to the formation of Filial piety in the belief of the Vietnamese in the Northern Delta. - The thesis has pointed out the tendency of movement, based on which it initially proposes solutions to promote the values and limit the negativity of Filial piety in worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities of the Vietnamese people in the present-day Northern Delta. 12. Practical applicability: |
- The results of the thesis will contribute to preserving and promoting the values of Filial piety in the beliefs of worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities by Vietnamese people in the Northern Delta, and at the same time overcoming its negative aspects.
- The thesis can be used as a reference in research and teaching of Philosophy, Religious Studies, Cultural Studies, Ethnology, Sociology, Ethics ...
13. Further research directions:
- Filial piety in Vietnamese religions
- The meaning and lessons learned about educating Filial piety in perfecting the personality of young Vietnamese generations
14. The thesis-related publications:
Nguyen Thi Phuong Ha (2016), "Filial piety in Vietnamese folk songs and proverbs", Front Magazine (156), pp.73-76.
Nguyen Thi Phuong Ha (2017), "The concept of filial piety in Confucianism and its meaning to the family in the current period", Journal of Environment and Society (01), pp.44-47.
Nguyen Thi Phuong Ha (2018), "Filial piety in Ancestor worship and ethical issues of cadres and party members", Journal of Political Theory (8), pp.72-76.
Nguyen Thi Phuong Ha (2018), "Filial piety in the worship of the village tutelary deities", Journal of Culture and Arts (411), pp.26-29.
Nguyen Thi Phuong Ha (2019), "Values in the worship of the tutelary deities by Vietnamese people in the Northern Delta", Front Magazine (187), pp.47-49.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn