TTLA: Vấn đề biên giới trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc giai đoạn 1950-2014

Thứ sáu - 30/08/2019 00:01
  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Huỳnh Thanh Loan               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/7/1984                                                    4. Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:3684/2015/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2015

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Vấn đề biên giới trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc giai đoạn 1950-2014.

8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới                         9. Mã số:  62 22 03 13

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Tiến Sâm, PGS.TS. Trần Thiện Thanh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Vấn đề biên giới Ấn - Trung là vấn đề do lịch sử để lại. Tuy nhiên, vấn đề biên giới Ấn - Trung còn là một vấn đề được tạo ra bởi một loạt những sự kiện diễn ra sau năm 1950 khi Trung Quốc tiến hành “giải phóng” Tây Tạng năm 1950-1951, khi Ấn Độ và Trung Quốc ký Hiệp định năm 1954 về Tây Tạng, và đặc biệt hơn sau là sau khi Ấn Độ quyết định cấp phép cho Đạt Lai Lạt Ma tị nạn tại Ấn Độ vào năm 1959. Nói cách khác, quyết định chính sách của các nhà lãnh đạo chính trị của Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian từ 1950-1959 đã góp phần tạo ra vấn đề biên giới Ấn - Trung và khiến nó đồng hành với quan hệ Ấn - Trung trong suốt lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước cho đến nay.

- Những sự kiện biên giới xảy ra giữa hai nước chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có thể xác định năm yếu tố cơ bản dẫn đến các quyết định chính sách biên giới của Ấn Độ và Trung Quốc. Năm yếu tố này là di sản lịch sử, tầm quan trọng địa-chiến lược của những khu vực tranh chấp, cạnh tranh chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc nước lớn, và hai “cái gai” Tây Tạng và Pakistan. Tuy nhiên, những yếu tố này không tồn tại ở dạng ban đầu, mà đã có những thay đổi đáng kể về mức độ và tính chất trong suốt từng giai đoạn của quan hệ song phương Ấn - Trung.

- Biên giới Ấn - Trung vẫn chưa được giải quyết còn nằm ở chỗ, mặc dù cùng tiếp cận từ góc độ lịch sử, chính trị-chiến lược, nhưng trên bàn đàm phán hai nước lại nghiêng về góc độ này hay góc độ khác. Ở giai đoạn đầu, Ấn Độ thường có xu hướng đàm phán dựa trên các bằng chứng lịch sử và pháp lý, và giải quyết theo từng khu vực, trong khi Trung Quốc tiếp cận vấn đề biên giới từ góc độ chính trị và chiến lược với những đề nghị trao đổi. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, Ấn Độ trở nên linh hoạt hơn trong đàm phán với Trung Quốc, cả hai nước nhấn mạnh đến ý chí chính trị là nền tảng chính trong các cuộc đàm phán.

- Trong suốt quá trình tranh chấp biên giới từ năm 1950-2014, biên giới Ấn - Trung trải qua ba giai đoạn cơ bản. Giai đoạn 1950-1962, mối quan hệ biên giới Ấn - Trung có thể miêu tả như một “quan hệ hữu nghị với những dấu vết rạn nứt”; giai đoạn 1963-1987, biên giới Ấn - Trung nằm trong vòng xoáy của mối quan hệ thù địch sau hậu chiến và từng bước đánh giá lại vấn đề biên giới; và giai đoạn từ 1989-2014, hai nước đã thiết lập các biện pháp ổn định khác nhau để xử lý các tranh chấp biên giới thông qua các cơ chế đàm phán, nhưng những cuộc đụng độ diễn ra song hành cùng với những cố gắng đầy thận trọng nhằm xử lý xung đột và xây dựng lòng tin; cùng với đó cũng là chủ nghĩa dân tộc nước lớn và sự cạnh tranh chiến lược càng được đẩy cao khi cả hai nước đều trỗi dậy, khắc sâu thêm sự mất lòng tin lẫn nhau.

- Khi tìm cách giải quyết tranh chấp biên giới, Ấn Độ đã cho thấy nhiều thiện chí hơn Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ qua các động thái của Thủ tướng Indira Gandhi (1969), Thủ tướng Rajiv Gandhi (1988), và Thủ tướng Vajpayee (2003). Thủ tướng Vajpayee đã tạo nên “bước đột phá” trong lịch sử đàm phán biên giới với Trung Quốc khi chấp nhận không cần phải giải quyết vấn đề biên giới như điều kiện tiên quyết; thay vào đó, phát triển các lĩnh vực có nhiều tiềm năng hợp tác khác, như lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, Gói trao đổi Đông - Tây là quan điểm nhất quán trong chính sách biên giới của Trung Quốc - một hình thức hợp tác tiềm năng có lợi cho Trung Quốc.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Tài liệu tham khảo hữu ích cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến vấn đề biên giới trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc.

- Gợi mở một số chính sách cho phía Việt Nam khi phát triển quan hệ với hai nước Ấn Độ và Trung Quốc.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Cạnh tranh chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Tiếng Việt

1.Huỳnh Thanh Loan (2015), “Hoạt động của xã hội dân sự tại Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (10), tr. 10-17.

2. Huỳnh Thanh Loan (2016), “Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến chữ viết của người Chăm”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (3), tr. 16-23.

3. Huỳnh Thanh Loan (2016), “Chính sách phân định biên giới của Đế quốc Anh ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (9), tr. 9-16.

4. Huỳnh Thanh Loan (2017), “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Từ tiếp xúc văn hóa cổ đại đến kết nối nhân dân ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (2), tr. 1-10.

5.Huỳnh Thanh Loan (2017), “Chiến lược ngoại giao sức mạnh mềm của Ấn Độ dưới thời Tổng thống Nadrenra Modi và thực tiễn tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược, tháng 3/2017, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 257-266.

6. Huỳnh Thanh Loan (2017), “Chính sách cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài và vai trò của cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: 45 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và Triển vọng, tháng 5/2017, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Hà Nội, tr. 327-358.

7. Huỳnh Thanh Loan (2017), “Nhân tố chủ nghĩa dân tộc trong vấn đề biên giới Ấn Độ - Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (8), tr. 9-16.

8. Huỳnh Thanh Loan (2017), “Nghệ thuật xây dựng hình ảnh quốc gia qua công cụ sức mạnh mềm của Ấn Độ”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Sức mạnh mềm Ấn Độ - Sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa, tháng 12/2017, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 242-252.

9. Huỳnh Thanh Loan (2018), “Cách thức xây dựng hình ảnh quốc gia của Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (3), tr. 57-63.

10.Huỳnh Thanh Loan (2018), “Đánh giá nỗ lực giải quyết tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc giai đoạn 1977-1987”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (5), tr. 24-31.

Tiếng Anh

11. Huynh Thanh Loan (2017), “Vienam's Foreign Policy: The Role of India in the South China Sea Issue”, International Conference Proceedings: South China Sea: Emerging Scenario, 24-26/7/2017, Sriventakeshwara University, Tirupati, India, pp. 99-109.

12. Huynh Thanh Loan (2017), “The Position of India in Vietnam's Foreign Policy”, International Conference Proceedings: Emerging Horizons in India - Vietnam Relations, 3-4/7/2017, Zakir Husain Delhi College, University of Delhi, New Delhi, pp. 8-27.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

      1. Full name: Huynh Thanh Loan                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 2nd July 1984                        4. Place of birth: Ho Chi Minh City

5. Admission decision number:  3684/2015/QĐ-XHNV-SĐH  Dated 31/12/2015

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: The Border Issue in India - China Relations in the Period 1950-2014

8. Major: World History                                   9. Code:  62 22 03 13

10. Supervisors: Prof. Dr. Do Tien Sam, Assoc. Prof. Dr. Tran Thien Thanh

11. Summary of the new findings of the thesis:

- India-China border issue is an issue left by history. The issue, however, is also one created by a series of events that took place after 1950 when China liberated Tibet from 1950 to1951; India and China signed the 1954 Agreement, and more particularly after India's decision to give asylum to Dalai Lama in 1959. In other words, in the period of 1950-1959, India and China’s policy decisions contributed to emergence of the Indo-Chinese border issue and made it become an inevitable part of Indo-Chinese relations throughout their bilateral diplomatic relations up to now.

- Boundary events occurring between the two countries are influenced by various factors, which can be identified with five basic ones that lead to the border policy decisions by India and China. These five factors are historical legacy, the geo-strategic importance of disputed areas, the strategic competition between India and China, nationalism, and two “thorns” - Tibet and Pakistan. These factors, however, have not existed in their original forms, but significantly changed in the level and nature during each period of India-China bilateral relations.

- India-China border issue remains unresolved is also due to the fact that despite the same historical, political-strategic approaches, the two countries prefer different approach on the negotiating table. In the early stages, India tends to negotiate based on historical and legal evidences, and region by region, while China prefers solution based on political and strategic perspective with swap deal proposals. However, at later stage, India became more flexible in negotiating with China, both of the countries emphasized political will as the main foundation in negotiations.

- During the process of the border dispute from 1950 to 2014, the Indo-Chinese border has gone through three basic periods. In the 1950-1962 period, Indo-Chinese border relations could be described as “a friendship with rifts”, while during the period 1963-1987, the Indo-Chinese border was in the vortex of a patchy relationship after a hostile “break-up”. Between 1989 and 2014, the two countries have set up different measures to handle border disputes through negotiation mechanisms; however, stand-offs go hand in hand with cautious efforts in dealing with conflicts and confidence building. There are also nationalism of “big country” and strategic competition being pushed up by both of the countries during their rise, reinforcing their mutual distrust.

- When trying to resolve border disputes, India has shown more goodwill than China. This is evident in the moves of Prime Minister Indira Gandhi (1969), Prime Minister Rajiv Gandhi (1988), and Prime Minister Vajpayee (2003). Vajpayee has made a “breakthrough” in the history of border negotiations with China when he comes to develop other potential cooperation fields, such as the economic one without border settlement as a precondition. Meanwhile, the Swap Deal Package is a consistent perspective of China's border policy - a form of potential cooperation beneficial to China.

      12. Practical applicability, if any:

- Being a useful reference for lecturers, researchers and those who are interested in the border issue in India-China relations.

- Suggesting some practical policies for Vietnam to develop its relations with India and China

13. Further research directions, if any:

- Strategic Competition between India and China.

14. Thesis-related publications:

Vietnamese

1.Huỳnh Thanh Loan (2015), “Activities of Social Societies in India”, Journal of Indian and Asian Studies, (10), pp. 10-17.

2. Huỳnh Thanh Loan (2016), “Influence of Indian civilization on Cham scripts”, Journal of Indian and Asian Studies (3), pp. 16-23.

3. Huỳnh Thanh Loan (2016), “The Border Demarcation Policy of the British Raj in the Northeast India”, Journal of Indian and Asian Studies (9), pp. 9-16.

4.Huỳnh Thanh Loan (2017), “Vietnam – India Relations: From ancient contacts to people-to-people connection today”, Journal of Indian and Asian Studies (2), pp. 1-10.

5.Huỳnh Thanh Loan (2017), “India’s policy of soft power under Prime Minister Nadrenra Modi and its practice in Vietnam”, International Conference Proceedings: Vietnam – India: 45 years of diplomatic relations and 10 years of strategic partnership, March 2017, Centre of Indian Studies, Ho Chi Minh Political Academy, pp. 257-266.

6. Huỳnh Thanh Loan (2017), “The Policy of Indian Diaspora and the role of Indian Diaspora in Vietnam”, International Conference Proceedings: 45 years of Vietnam – India Relations: Achievements and Prospects, May 2017, Institute of Indian and Southwest Asian Studies, pp. 327-358.

7.Huỳnh Thanh Loan (2017), “Factor of Nationalism in India - China Border Issue”, Journal of Indian and Asian Studies (8), pp. 9-16.

8. Huỳnh Thanh Loan (2017), “Art of buiding national image through India’s soft power”, International Conference Proceedings: Indian Soft Power – Vietnam’s Soft Power in the context of regionalization and globalization, September/2017, Centre of Indian Studies, Ho Chi Minh Political Academy, pp. 242-252.

9. Huỳnh Thanh Loan (2018), “The way to build Indian national image”, Journal of Indian and Asian Studies (3), pp. 57-63.

10.Huỳnh Thanh Loan (2018), “An Assessment of the Efforts to Resolve Border Dispute between India and China in the period of 1977-1987”, Journal of Indian and Asian Studies (5), pp. 24-31.

English

11.Huynh Thanh Loan (2017), “Vienam's Foreign Policy: The Role of India in the South China Sea Issue”, International Conference Proceedings: South China Sea: Emerging Scenario, 24-26/7/2017, Sriventakeshwara University, Tirupati, India, pp. 99-109.

12. Huynh Thanh Loan (2017), “The Position of India in Vietnam's Foreign Policy”, International Conference Proceedings: Emerging Horizons in India - Vietnam Relations, 3-4/7/2017, Zakir Husain Delhi College, University of Delhi, New Delhi, pp. 8-27.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây