TYLA: Nghiên cứu địa danh hành chính châu hồng hà, Vân Nam, Trung Quốc

Thứ sáu - 27/09/2019 05:39

Tên tác giả: Cao Ngật Kiều (Gao Yi Jiao)

Tên luận án: Nghiên cứu địa danh hành chính châu hồng hà, Vân Nam, Trung Quốc

Ngành khoa học của luận án:  ngôn ngữ học

Chuyên ngành: ngôn ngữ học                                           Mã số: 62220240

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, làm sáng tỏ nguồn gốc ngôn ngữ, nguyên nhân định danh cũng như mối liên quan giữa địa danh hành chính Châu Hồng Hà với các nhân tố lịch sử, địa lý, văn hoá của khu vực châu Hồng Hà. Luận án  nghiên cứu các đơn vị địa danh một cách toàn diện và hệ thống, tìm hiểu và nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm và quy luật ngôn ngữ văn hoá của địa danh hành chính châu Hồng Hà.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đơn vị địa danh hành chính gồm  địa danh thôn, xã, trấn, huyện, thị, châu trên địa bàn châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như Phương pháp điều tra điền dã, Phương pháp miêu tả, Phương pháp nghiên cứu liên ngành, Thủ pháp thống kê số liệu, Thủ pháp phân lọai, Thủ pháp nghiên cứu hệ thống.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Chúng tôi thu thập được 1419 địa danh hành chính gồm các cấp thôn, huyện, thị /thị xã, châu với hai loại hình lớn định danh theo nhân tố thiên nhiên và nhân tố nhân văn.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy các địa danh ở đây có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác nhau như nguồn gốc tiếng Hán, Hán phương ngôn, tiếng Di, tiếng Hà nhì, tiếng Thái, tiếng Mèo, tiếng Choang, tiếng Bố Y và có cả những địa danh có nguồn gốc hỗn hợp từ các yếu tố này.

- Địa danh hành chính châu Hồng Hà là một phức thể gồm hai bộ phận thành tố chung và thành tố riêng. Thành tố chung trong địa danh hành chính có thôn, khu phố, xã, trấn (thị trấn), huyện/ thị (thị xã), châu. Thành tố riêng có 3 loại quan hệ ngữ pháp như chính phụ, đẳng lập và chủ vị. Các địa danh tiếng Hán luôn theo thứ tự chính sau phụ trước, phù hợp đặc điểm ngữ pháp tiếng Hán, còn địa danh có nguồn gốc dân tộc thiểu số thì có hai loại chính trước phụ sau và chính sau phụ trước tuỳ thuộc vào loại hình ngôn ngữ chủ thể của các địa danh.

- Chúng tôi chia địa danh thành hai loại lớn là địa danh được đặt theo nhân tố thiên nhiên và địa danh được đặt theo nhân tố nhân văn gồm 23 nhóm, sự tiếp xúc giữa dân tộc, ngôn ngữ và văn hoá đã để lại dấu ấn trong các địa danh hỗn hợp, nền văn hoá Hán vẫn giữ vai trò chính trong địa danh hành chính châu Hồng Hà. Kết quả nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà về mặt văn hoá thể hiện qua ngữ nghĩa của các đơn vị địa danh đã cho chúng ta  thấy  toàn cảnh một bức tranh sống động về cuộc sống, văn hoá, lịch sử của địa phương.

3.2. Kết luận

Địa danh hành chính châu Hồng Hà là một đối tượng được nghiên cứu mới mẻ. Đây là công trình đầu tiên  khảo sát, nghiên cứu các đơn vị địa danh hành chính châu Hồng Hà một cách hệ thống. Luận án đã nghiên cứu và khảo sát 1419 đơn vị địa danh về nguồn gốc ngôn ngữ, phương thức định danh, các mô hình cấu tạo và những giá trị văn hoá dân tộc được phản ánh thông qua ngữ nghĩa các đơn vị địa danh.  Kết quả nghiên cứu rất có giá trị cho nhiều ngành khoa học, đặc biệt công tác chuẩn hoá địa danh.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: GAO YI JIAO

Thesis title: Research on the administrative place names of China’s Honghe Prefecture, Yunnan Province

Scientific branch of the thesis: Linguistics

Major:   Linguistics                                     Code: 62220240

The name of postgraduate training institution: Thesis purpose and objectives

Vietnam national university – Hanoi University of Social & Humanities

1. Research methods

The purpose of this thesis is to investigate the structural characteristics and meanings of Honghe Prefecture’s place names, to clarify their etymology and principles for naming as well as the relationship between Honghe’s administrative place names and Honghe’s history, geography, and culture. The thesis conducts systematic and thorough research to understand the characteristics and cultural linguistic principles of Honghe administrative place names.

The object of research is the place names of China’s Honghe Prefecture, Yunnan Province, including village, district, county, municipality, and prefecture.

 2. Major results and conclusions

2.1. The major results

- We collected 1419 administrative place names at the village, district, county, municipality, and prefecture levels. The basis of the names can be divided into natural factors and human factors.

- Research results indicate that the place names have various origins, such as Standard Chinese, local Chinese dialect, Yi, Hani, Dai, Miao, Zhuang, Bouyei, and a mix of the above.

- The place names of Honghe prefecture include compounding of common nouns and proper nouns. Common nouns include the words for village, street, district, town, county, and prefecture. Proper compound nouns show the following grammatical relations: modifier and modified, coordinate structure, and subject-predicate. The word order in Chinese place names is modified followed by modifier, characteristic of Chinese syntax.  But minority language place names show either modified-modifier or modifier-modified word order, depending on the typology of the minority source language.

- The two main types of basis for names are natural factors and human factors, which contain 23 smaller types. Traces of ethnic, linguistic and cultural contact are left in the names of mixed etymology. Chinese culture maintains an important status in Honghe prefecture administrative place names. The culture of Honghe administrative place names is displayed through research on their semantics, unfurling a rich picture scroll of life, culture, and history for us. 

2.2. Conclusions

Honghe administrative place names is a completely new object of research. This is the first research project to systematically investigate Honghe place names. The thesis collected and analyzed 1419 place names’ etymology, method of naming, word structure, and the value of ethnic culture demonstrated in the place names’ semantics. The research results are valuable to many disciplines, especially contributing to the work of standardizing place names.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây