Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN KIM YẾN 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/11/1980 4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định về việc gia hạn thời gian học tập: từ 1/1/2017 đến 31/12/2018.
7. Tên đề tài luận án: Xây dựng hội thoại cho giáo trình tiếng Việt thực hành dưới góc nhìn của lý thuyết tương tác hội thoại
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số: 62 22 02 04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư . Tiến sĩ Vũ Văn Thi
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã khảo sát về tương tác trong hội thoại thực tế và trong các bài hội thoại trong giáo trình tiếng Việt thực hành để nhận diện cấu trúc hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ của hội thoại, cơ chế tương tác, hành vi giao tiếp, bối cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp xuất hiện trong hội thoại.
- Luận án đã phân tích, đánh giá cách thức xây dựng hội thoại, các hành vi giao tiếp được đưa vào hội thoại cũng như bối cảnh và vai giao tiếp được lựa chọn để xây dựng hội thoại ở các trình độ so với hội thoại thực tế.
- Luận án đã khảo sát mức độ ứng dụng hội thoại giáo trình vào thực tế giao tiếp và những khó khăn thường gặp của học viên nước ngoài khi tương tác hội thoại bằng tiếng Việt và những ý kiến, đề xuất của họ về các bài hội thoại trong giáo trình.
- Luận án đã đề xuất giải pháp cho việc biên soạn giáo trình tiếng Việt thực hành đặc biệt là việc xây dựng hội thoại mang tính tương tác thực tế đồng thời đề xuất phương pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học viên.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Thứ nhất là ứng dụng vào việc biên soạn hội thoại giáo trình để vừa đảm bảo được tính quy tắc và nghi thức của hội thoại vừa phù hợp gần gũi với thực tế và giao tiếp tự nhiên cho hội thoại tiếng Việt.
- Thứ hai là ứng dụng vào thực tế giảng dạy để nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu học tập để có thể giao tiếp bằng tiếng Việt giống với người bản ngữ nhất của người học nước ngoài.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, ngữ pháp hội thoại, vấn đề tình thái, ngôn ngữ hiện đại, tiếng lóng...để đề xuất những giải pháp phù hợp cho việc xây dựng hoàn thiện hội thoại giáo trình và giảng dạy kỹ năng hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Kim Yến (2017), “Sự tương tác giữa lời hỏi và lời đáp trong giao tiếp tiếng Việt
và ứng dụng vào dạy tiếng”, Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 706-719. ISBN: 978-604-62-8436-9.
- 阮金燕 (2017), “语言环境与中国学生越南语交际教学法-以广西为例”, 大官论坛
(语言与文化) (120期), 中国大观杂志社, 126-127页. ISSN: 2095-8250.
Nguyễn Kim Yến (2017), “Bối cảnh ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy giao tiếp tiếng
Việt cho sinh viên Trung Quốc – trường hợp tỉnh Quảng Tây”, Tạp chí Daguan Luntan –
Chuyên mục Ngôn ngữ và Văn hóa (120), Trung Quốc, tr. 126-127. ISSN: 2095-8250.
- Nguyễn Kim Yến (2018), “Ứng dụng Task-based Learning – TBL vào việc dạy hội thoại
tiếng Việt cho người nước ngoài”, Giảng dạy nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt, NXB
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 801-809. ISBN: 978-604-73-
6155-7.
- Nguyễn Kim Yến (2018), “Dữ liệu định hướng và vấn đề xây dựng hội thoại trong giáo
trình tiếng Việt thực hành”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (11), tr 57-66. ISSN: 0868 –
3409.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: NGUYỄN KIM YẾN 2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/11/1980 4. Place of birth: Nam Định
5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated 30/12/2013
6. Changes in academic process: extension from 1/1/2017 to 31/12/2018.
7. Official thesis title: Designing conversations for the Vietnamese course books on the perspective of the interactive conversation theory
8. Major: Linguistics 9. Code: 62 22 02 40
10. Supervisors: Doctor – Professor Vũ Văn Thi
11. Summary of the new findings of the thesis:
- The dissertation examines conversations in the Vietnamese curriculum to identify the structure of the dialogues, the language characteristics of the dialogues, the interaction mechanisms, speech acts, communication contexts, and participants that appeared in the conversations.
- The thesis analyzes and evaluates the way the dialogues are constructed, the speech acts which are incorporated into the dialogue, as well as the communicative contexts and participants chosen to design the dialogue at all levels.
- The dissertation examines common difficulties of foreign learners when interacting with the Vietnamese people and their ideas and suggestions on conversations in the curriculum.
- The thesis proposes solutions for the compilation of Vietnamese language teaching practice and proposes methods of teaching conversation skills to improve the conversational competence for foreign learners.
12. Practical applicability:
- Firstly, it is applied to the design conversations for the Vietnamese course books to both ensure the conversational rules and natural communication.
- Secondly, it is applied to teaching conversational skills to improve the communication skill in Vietnamese for foreign learners.
13. Further research directions:
Futher research directions are related to spoken and written language, conversational grammar, modality, modern language, slang...to better design conversations for the Vietnamese course books and propose approriate solutions to teach conversational skills for foreign learners.
14. Thesis related publications:
- “The interaction between Q&A in the Vietnamese conversations and application to the teaching conversational skills for the Vietnamese language learners” - Summary record of the Linguistics Conference – Researching and Teaching Vietnamese language and Studies – 2016 – Hanoi National University Publish House - pp. 706-719 - ISBN: 978-604-62-8436-9.
- “The language environment and the Vietnamese language teaching for Chinese students” – Daguan Luntan – Daguan Zazhishe (China) - Vol 120 – 10/2017 – pp. 126-127 ISSN: 2095-8250 (in Chinese).
- “An application of Task-based Learning (TBL) on teaching conversation skill for the Vietnamese language learners” - Summary record of the Sciences Conference – Researching and teaching Vietnamese Studies and Language – 2018 – National University Publish House of Ho Chi Minh city - pp. 801-809 - ISBN: 978-604-73-6155-7.
- “Data-driven and application to the designing conversations for the Vietnamese course books” – Journal of Language and Life (11), pp. 57-66, ISSN: 0868 – 3409.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn