TTLA: Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ

Thứ hai - 09/09/2019 05:33

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thanh Hà                     2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/08/1978                                                  4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 244/QĐ-SĐH, ngày 13 tháng 03 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

- Gia hạn từ 1/1/2017 đến 30/11/2018 (23 tháng)

7. Tên luận án: Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                          9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:            - PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc

                                                            - PGS.TS. Trần Thu Hương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý luận nghiên cứu về hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ. Trên cơ sở đó, luận án đã làm rõ hơn khái niệm hành vi bắt nạt, khái niệm phong cách, PCGD của cha mẹ cùng các hành vi của cha mẹ đối với con như hỗ trợ, kiểm soát tâm lý, kiểm soát hành vi.

- Dựa trên sự khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã lựa chọn, chuẩn hóa và áp dụng bộ công cụ đo lường hành vi bắt nạt, PCGD của cha mẹ và mối quan hệ giữa hai yếu tố này đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế công cụ đo lường đối với mẫu nghiên cứu.

- Luận án đã khảo sát, đánh giá thực trạng hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ. Kết quả cho thấy mức độ học sinh bị bắt nạt ở mức trung bình. Hình thức bắt nạt phổ biến là bắt nạt dùng lời nói, trong khi đó, các hình thức bắt nạt thể chất và bắt nạt bằng cách cô lập chiếm tỉ lệ thấp.

- Luận án đã chỉ ra được mối tương quan giữa mức độ cởi mở của cha mẹ trong giao tiếp với con và hành vi của trẻ. Mối quan hệ cha mẹ - con có tương quan nghịch với hành vi bị bắt nạt, hành vi bắt nạt bạn của con và tương quan thuận với hành vi ủng hộ xã hội của con.

- Kết quả cũng cho thấy cha mẹ kiểm soát hành vi có tương quan nghịch với hành vi bắt nạt và bị bắt nạt ở con. Mức độ cha mẹ kiểm soát tâm lý tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê với mức độ con có hành vi ủng hộ xã hội.

- Đối với cha mẹ bỏ mặc/thờ ơ, việc kiểm soát tâm lý có tương quan thuận và rất mạnh với việc con trở thành nạn nhân của bắt nạt và tương quan này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy cao.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xây dựng các chương trình phòng ngừa hiện tượng bắt nạt trong trường học dựa vào gia đình.

13. Khả năng nghiên cứu tiếp theo

            Các nghiên cứu tiếp theo của luận án sẽ đánh giá chất lượng mối quan hệ giữa cha và mẹ, và cách thức cha, mẹ giao tiếp với con để từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò ảnh hưởng của cha, mẹ đến hành vi bắt nạt.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Lê Thanh Hà (2014), “Bắt nạt học đường và hiệu quả của một số chương trình can thiệp”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Sức khỏe tâm thần trong trường học, NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, tr.113-125.

2. Lê Thanh Hà (2018), “Bắt nạt học đường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: Tâm lý học và Phát triển bền vững, NXB Hồng Đức, tr.398-406.

3. Lê Thanh Hà (2019), “Mối quan hệ giữa cha mẹ - con và hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (3), tr. 94-205

                                                                     INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Lê Thanh Hà                                    2. Sex: Male

3. Date of birth: 19/08/1978                                  4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: December 30, 2013 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:

-  Decision No. 244/QĐ-XHNV dated 13/03/2015 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities on the change of thesis title for doctoral students.

- Extending study time from 01/01/ 2017 to  20/11/2018 (23 months)

7. Official thesis title: Bullying behavior of secondary students and their parenting styles

8. Major: Psychology                                             9. Code: 62 31 04 01

10. Supervisors:      - Associate Professor. Ph.D. Nguyen Sinh Phuc

                                    - Associate Professor. Ph.D. Tran Thu Huong

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis has systematized the theoretical basis of research on bullying behaviors of secondary school students and parenting styles. On that basis, the thesis has clarified the concepts of bullying behavior, style, parenting styles and parental behaviors towards children such as support, psychological control, behavior control .

- Based on the previous research works, the thesis has selected, standardized and applied a set of tools to measure bullying behavior, parenting styles and the relationship between these two factors which meets the measurement tool design standards for the sample.

- The thesis has surveyed and assessed the status of bullying behaviors of secondary school students and parenting styles. The results show that the level of students being bullied is average. The most common form of bullying is verbal bullying, while the forms of physical and isolating bullying are low proportion.

- The thesis has pointed out the correlation between parents' openness in communication with their child and child's behaviors. The parent-child relationship is negatively correlated with the child's bullied behavior, bullying behavior and positively correlated with his child's prosocial behavior.

- Research findings also show that behavior control of parents are negatively correlated with bullying behavior and being bullied in their child. The degree of psychological control of parents is negatively correlated and statistically significant with the extent to which their children have prosocial behaviors.

- For parental neglect / neglect, psychological control is positively and strongly correlated with child being a victim of bullying and this correlation is statistically significant with high confidence.

12. Practical applicability, if any:

The dissertation's findings are a useful reference for the development of family-based bullying prevention programs.

13. Further research direction, if any:

Future studies of the thesis will assess the quality of the parental relationship, and the way parents communicate with their children may provide insight into the role of parents in their children’s bullying and bullied behavior.

14. Thesis - related publications:

1. Le Thanh Ha (2014), “School bullying and effectiveness of some intervention programs”, National Workshop Proceedings: Mental Health in Shool, Vietnam National University, Ho Chi Minh City Publishing House, pp. 113 – 125.

2. Le Thanh Ha (2018), "School bullying - Some theoretical and practical issues", National Workshop Proceedings: Psychology and Sustainable Development, Hong Duc Publishing House, pp. 398-406.

3. Le Thanh Ha (2019), "Parent - child relation and bullying behavior of secondary school students", VASP Journal of Social Psychology (3), pp. 94-205.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây