TYLA: Hội nhập khu vực của các nước Mercosur từ 1991 đến 2016

Thứ ba - 03/09/2019 04:17

Tên tác giả: Nguyễn Văn Đáp

Tên luận án: Hội nhập khu vực của các nước Mercosur từ 1991 đến 2016

Ngành khoa học của luận án:  Quốc tế học

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                        Mã số: 62 31 02 06

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu

  • Luận án nghiên cứu một cách logic, có hệ thống và đánh giá một cách khách quan, khoa học tiến trình hội nhập khu vực của các nước Mercosur từ khi khối được thành lập năm 1991 đến năm 2016. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các nhận định triển vọng hội nhập của khối trong tương lai.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

  • Hội nhập khu vực nội khối của các nước Mercosur, bao gồm các vấn đề về cơ sở, bối cảnh, nội dung, tác động và triển vọng của tiến trình hội nhập khu vực.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Trong luận án, các phương pháp nghiên cứu quốc tế, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích chính sách, và phương pháp phân tích tài liệu, diễn ngôn, hình ảnh được vận dụng phù hợp trong giải quyết những nội dung nghiên cứu cụ thể.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

  • Nhận diện đầy đủ và rõ nét những điều kiện, cơ sở cả về lý luận và thực tiễn đưa đến sự ra đời của tổ chức Mercosur vào năm 1991;
  • Phân tích logic và hợp lý theo các giai đoạn phát triển nội dung, tác động của hội nhập khu vực trong khuôn khổ Mercosur;
  • Đưa ra các lý giải phù hợp, dựa trên sự phân tích kĩ lưỡng, về tác động cũng như từ đó đánh giá triển vọng phát triển của khối trong thời gian tới.

3.2. Kết luận

  • Sử dụng các lý thuyết về hội nhập kinh tế và thể chế liên chính phủ cho phép nghiên cứu sâu về hội nhập khu vực của các nước Mercosur;
  • Những thay đổi của bối cảnh bên trong và ngoài khối đã thúc đẩy nhu cầu hội nhập mới, kết hợp với những kinh nghiệm hội nhập trong quá khứ, dẫn đến sự thành lập khối Mercosur;
  • Thực tiễn hội nhập của Mercosur cho thấy khối đã trải qua ba giai đoạn phát triển nối tiếp nhau. Các giai đoạn đều có sự kế thừa, thay đổi nội dung hội nhập cũng như đã đạt được nhiều kết quả quan trọng dù vẫn còn tồn tại nhiều thách thức cho việc thúc đẩy hội nhập sâu thêm.
  • Hội nhập khu vực nội khối Mercosur có tác động nhiều mặt trong việc xây dựng và phát triển khối, sự phát triển và quan hệ đối ngoại của các nước thành viên cũng như các vấn đề quan hệ quốc tế ở khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới.
  • Triển vọng hội nhập nội khối Mercosur phụ thuộc nhiều vào xu hướng hội nhập kinh tế thế giới cũng như mức độ cam kết và điều kiện hội nhập của các nước thành viên.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Van Dap

Thesis title: Regional Integration of Mercosur’s countries from 1991 to 2016

Scientific branch of the thesis: International Studies

Major: International Relations               Code: 62 31 02 06

The name of postgraduate training institution:

University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University

1. Thesis’ purpose and objectives

1.1. Thesis’ purpose

  • The thesis aims at researching logically, systematically and assessing objectively, reasonable the process of regional integration of Mercosur’s countries since the bloc was established in 1991, until now (2016). Based on that, the thesis gives some reflections on the prospect of the bloc.

1.2. Thesis’ objectives

  • The regional integration of Mercosur including, among other things, issues related to inside and outside conditions, intra and extra-regional context, fields, impacts and prospect of this process.

2. Research methods

The thesis uses a combination of research methods such as: methods for international studies, historical method, policy analysis method, discourse analysis method, etc. to carry out the thesis tasks set out.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

  • Defining relatively clear conditions and context which is based on, Mercosur was formed in 1991;
  • Analyzing relatively thorough, in periods, programs and its results and effects to bloc as a whole as well as it’s member countries;
  • Giving appropriate explanations about the bloc’s regional integration results and current status as well as giving some reflections on the bloc’s prospects.

3.2. Conclusions

  • Applying the theories of economic integration and intergovernmental institutions are very helpful for researching on the regional integration of Mercosur countries;
  • The changes of internal and external contexts gave impetus to a new demand for integration of the Mercosur countries, and that new need combined with their experiences in previous decades led to the formation of the bloc;
  • The integration reality shows that the bloc has developed through three successive stages. The stages have inherited and changed issues of integration. Until now, the bloc has gained the significant achievements also there are still some challenges for promoting the deeper integration;
  • The regional integration within Mercosur has a multifaced effect on the building and development of the bloc itself, the development and external relations of its member states as well as international relations in Latin America in particular and in the world in general.
  • The prospect of Mercosur’s integration heavily depends on the trends of international economic integration as well as the level of commitment and the conditions for integration of the bloc’s member states.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây