TTLA: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX

Thứ sáu - 21/12/2018 05:02

Tên tác giả: Trương Thị Thảo Nguyên

Tên luận án: “Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX”.

Ngành khoa học của luận án: Triết học

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 62 22 03 02

Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích

Trên cơ sở phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng về dân của  Nho giáo tiên Tần, luận án làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng đó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

 Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.

2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật trong việc nghiên cứu xã hội và con người, về lịch sử triết học và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích, tổng hợp, phương pháp thống nhất giữa lịch sử và logic, phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Phân tích bối cảnh ra đời của Nho giáo và một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần.

- Phân tích ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.

- Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.

3.2. Kết luận

Tư tưởng về dân là một tư tưởng đã được đúc kết trong lịch sử nhân loại, được phản ánh trong tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung, Nho giáo tiên Tần nói riêng. Các nhà Nho tiên Tần đã đưa ra phạm trù dân bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, gồm nhiều giai cấp, giai tầng dù ít nhiều có sự khác nhau về địa vị kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, nhưng là bộ phận chiếm hầu hết tỷ trọng trong dân cư và đối lập với giai cấp thống trị. Nội dung của phạm trù dân của các nhà Nho tiên Tần khá đa dạng và phức tạp.

 Đặc biệt, khi đề cập đến vai trò của dân, các nhà Nho tiên Tần đề cập tương đối rõ nét hơn các học thuyết đương thời khác, vai trò của dân được thể hiện trong cả đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Trong quan niệm về vị trí, vai trò của dân trong tư tưởng của các nhà Nho tiên Tần, dân là một lực lượng to lớn trong xã hội, là lực lượng chủ yếu trong việc sáng tạo ra của cải vật chất. Nét nổi bật nhất trong tư tưởng về dân của các nhà Nho tiên Tần là quan niệm “dân vi bản”, “dân vi quý”, “dân là gốc nước”. Đây là một trong những cống hiến lớn nhất, giàu sức sống nhất của Nho giáo nói chung, Nho giáo tiên Tần nói riêng đối với lịch sử tư tuởng nhân loại trong đó có tư tưởng Việt Nam.

Theo các nhà Nho tiên Tần, điều quan trọng nhất có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh chính trị của nhà vua, người cầm quyền và đối với sự tồn vong của chế độ là phải nắm, phải giữ được dân để họ mãi mãi là kẻ bị thống trị. Nhưng để thực hiện được mục đích này, thì theo các nhà Nho tiên Tần, nhà vua, người cầm quyền phải được lòng dân, được dân tin. Được lòng dân, được dân tin, đến lượt nó, lại trở thành cơ sở căn cứ để các nhà Nho đưa ra những quan niệm về thái độ, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà vua, người cầm quyền đối với dân, thể hiện qua hai chính sách là “dưỡng dân” và “giáo dân”.

Khi được du nhập vào Việt Nam, tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần kết hợp với chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết, nhân ái của người Việt đã tạo nên một sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho dân tộc và trong công cuộc xây dựng, phát triển quốc gia Đại Việt. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, quan điểm về dân, đề cao vị trí, vai trò, sức mạnh của dân, xem quần chúng nhân dân là một trong những nhân tố có vai trò to lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc đã được phản ánh, được biểu hiện trong tư tưởng và hành động của nhiều nhà vua, nhà Nho, nhà tư tưởng, như từ Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Minh Mệnh v.v. Tư tưởng “lấy dân làm gốc” không chỉ trở thành nội dung, mục tiêu chủ yếu mà còn là cơ sở, là căn cứ để hình thành và triển khai đường lối cai trị, quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt.

Tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX là vấn đề có tính quy luật trong tiến trình dựng nước và giữ nước, không thể chiến thắng giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc nếu không có sự tham gia đồng thuận của nhân dân. Nhờ có khối đại đoàn kết toàn dân, tinh thần yêu nước có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử mà giai cấp cầm quyền đã xây dựng lên đường lối chiến tranh nhân dân, tạo nên kỳ tích trong lịch sử dân tộc.

Qua sự phân tích ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX cho thấy, các nhà Nho, nhà vua, nhà tư tưởng của dân tộc đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần. Đó là sự phản ánh những đòi hỏi của thực tiễn xã hội Việt Nam về sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước và công cuộc xây dựng đất nước.

ABSTRACT OF DOCTORAL DISSERTATION

Name of author:  Truong Thi Thao Nguyen

Title of dissertation: “The pre-Qin Confucianism thought of the people and its influence in the history of Vietnamese thought from the eleventh century to the first half of the nineteenth century”.  

Scientific branch of the dissertation:  Philosophy

Major: Dialectical materialism and historical materialism

Code: 62 22 03 02

Name of postgraduate training unit: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

1. Objective and subject of the dissertation

1.1. Research objective

Based on the analysis of some basic contents in the pre-Qin Confucianism thought of the people, the dissertation clarifies the influence of the thought in the history of Vietnamese thought from the eleventh century to the first half of the nineteenth century.

1.2. Research subject

 The pre-Qin Confucianism thought of the people and its influence in the history of Vietnamese thought from the eleventh century to the first half of the nineteenth century.

2. Research methodology

The dissertation mainly uses materialist dialectics in the study of society and people, the history of philosophy and the history of thought in Vietnam. In addition, the dissertation also uses other methods of scientific research such as analysis, synthesis, method of unifying history and logic, inductive method, eduction, comparison and specific historical method.

3. Main results and conclusions

3.1. Main results

- Analyzing the context of Confucianism and some principal contents of the pre-Qin Confucianism thought of the people.

- Analyzing the influence of the pre-Qin Confucianism thought of the people on the history of Vietnamese thought from the eleventh century to the first half of the nineteenth century.

- Analyzing characteristics and meanings of thought about people in the history of Vietnamese thought from the eleventh century to the first half of the nineteenth century.

3.2. Conclusion

The thought of the people is a thought that has been incorporated in the history of humanity, reflected in the socio-political thought of Confucianism in general, and pre-Qin Confucianism in particular. Pre-Qin Confucian scholars have come up with a concept of people that includes different aspects, various classes and strata, who vary more or less in their economic, social and occupational status, but they occupy the largest part of the population and in opposition to the ruling class. The content of the people conceived by the pre-Qin Confucian scholars is quite diverse and complex.

Particularly, when referring to the role of people, the pre-Qin Confucian scholars mentions more clearly than other contemporary theories, whereby the role of people is expressed in the whole economic, political and social life. In view of the position and role of people in the  the pre-Qin confucian scholars' thought, people are a great force in society, the main force in the creation of material wealth. The most prominent thought of people by the pre-Qin confucian scholars is the concept of "taking people as foundation", "people are important", "people are foundation of the country". This is one of the largest and most vibrant contributions of Confucianism in general and pre-Qin Confucianism in particular to the history of human thought, including Vietnamese thought.

According to the pre-Qin confucian scholars, the most important thing which is vital to the political destiny of the king, the ruler and the survival of the regime is to grasp, to keep the people as the ruled for  forever. But to achieve this goal, according to the pre-Qin scholars, the king, the ruler must be loved and trusted by the people. Being loved and trusted by the people, in turn, became the basis for the Confucian scholars to express their views on the attitude, responsibility and duty of the king, the ruler to the people, with the two policies of "nourishing people" and "educating people".

When introduced into Vietnam, the thought of people by the pre-Qin Confucianism in combination with patriotism and the tradition of solidarity and compassion of the Vietnamese have created a great power in the fight against foreign invaders to regain independence for the nation and in the construction and development of the nation of Dai Viet. In the history of Vietnamese thought, the view on people, which emphasyzes the position, the role and strength of people, taking people as one of the factors that play a big role in the process of building and developing the nation, is reflected in the thoughts and actions of many kings, Confucian scholars and thinkers, such as Ly Thuong Kiet, Tran Quoc Tuan, Nguyen Trai, Nguyen Binh Khiem, Minh Mệnh, etc. The idea of "taking people as foundation" not only became the main target, but also  the basis for the formation and implementation of the way of governance and social management by Vietnamese feudal dynasties. South, and the red thread throughout the process of building and developing the country in all aspects.

The thought of people in the history of Vietnamese thought from the eleventh century to the first half of the nineteenth century is an issue of natural law in the process of building and defending the country, since it is impossible for us to defeat foreign aggressors and protect the country without the consensus of the people. Thanks to the national unity bloc and the traditional patriotic spirit over thousands of years  the ruling class has built up the way of people's war, creating a historical milestone in the nation's history.

Through analyzing the influence of the thought of people in pre-Qin Confucianism to the history of Vietnamese thought from the eleventh century to the first half of the nineteenth century it shows that the Confucian scholars, the kings, the thinkers of the nation has made great contributions to the development of the pre-Qin Confucianism thought of people. This is a reflection of the demands of Vietnamese social reality on the strength of the entire people in the struggle for national defense and the cause of national construction.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây