TTLA: Nghiên cứu, đánh giá các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê

Thứ sáu - 21/12/2018 04:58

Tên tác giả: Nguyễn Quang Hà

Tên luận án: Nghiên cứu, đánh giá các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê.

Ngành khoa học của luận án: Lịch sử

Chuyên ngành: Lịch sử sử học và sử liệu học;  Mã số: 60.22.03.16

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu: Nhằm làm sáng tỏ những nguồn sử liệu liên quan đến việc nghiên cứu quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần- Lê.

- Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn sử liệu phản ánh về quy mô, cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long qua các triều đại Lý- Trần - Lê.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, nghiên cứu văn bản học … tuân thủ theo phương pháp thực chứng (Positivisme) để đánh giá khách quan, nhằm có được những thông tin chân thực, tin cậy về Hoàng thành Thăng Long trong Lịch sử.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Hệ thống và phân loại, đánh giá được một cách đầy đủ về các nguồn sử liệu liên quan đến quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê.

- Từ các nguồn sử liệu về Hoàng thành Thăng Long, có thể khôi phục được một số mô hình, sơ đồ để hình dung được quy mô, cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long trong một số thời điểm lịch sử của thời Lý - Trần - Lê. Qua việc tổng hợp, nghiên cứu các nguồn sử liệu, từ đó có thể nhận biết được quy mô, cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê.

3.2. Kết luận

Luận án là một công trình khoa học nghiêm túc, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Nội dung nghiên cứu của luận án là: Nghiên cứu, đánh giá các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê đã làm sáng tỏ:

- Luận án góp phần vào cơ sở lý luận và thực tiễn để các nhà nghiên cứu nhận thức được nguồn sử liệu ở một di sản tiêu biểu như Hoàng thành Thăng Long phong phú như thế nào.

- Luận án cũng góp phần cung cấp thêm nhiều sử sử liệu, qua đó nhận diện được quy mô, cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần Lê mà cụ thể, trực tiếp là công việc phục dựng, hoàn trả không gian Điện Kính Thiên trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

- Những số liệu trong luận án được nghiên cứu một cách cẩn trọng, cung cấp các thông tin tin cậy, góp phần vào việc thuyết minh tại khu di tích và góp phần vào việc quảng bá di sản Hoàng thành Thăng Long./.

Doctoral Thesis in brief

PhD candidate: Nguyen Quang Ha

Thesis title: Researching and evaluating the historical sources of the scale, structures of Thang Long Imperial Citadel in the Ly - Tran - Le periods

Discipline: History

Major: History of Historical documents and History, Code: 60.22.03.16

School: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

  1. Objectives and objects of the thesis
  • Purpose of the study: To clarify the historic sources related to the study of the scale and structure of Thang Long Imperial Citadel in the Ly – Tran- Le dynasties.
  • Objects of research: The historical sources reflect the scale and structure of Thang Long Imperial Citadel through the Ly – Tran- Le dynasties.

     2. The research methods

  • The dissertation is mainly studied by the method of researching into history that combined with other methods of analysis, statistics, and comparison, and textual study is applied. Positivism is used to objectively evaluate to obtain the truthful, reliable information about the Thang Long Imperial Citadel in history.

 

    3. Key findings and conclusions

     3.1    Main results

  • The historic sources related to the scale, structure of Thang Long Imperial in the Ly – Tran- Le dynasties is comprehensively systemized, classified and assessed.
  • Based the historic sources about the Thang Long Imperial Citadel, some models and diagrams can be restored to illustrate the scale and structure of Thang Long Imperial Citadel in some historical periods of the Ly- Tran- Le dynasties. Through the synthesis, study the historic sources that the scale, structure of Thang Long Imperial Ly - Tran - Le dynasties can be recognized

     3.2   Conclusions

  • The dissertation is scientifically done both in terms of theoretical and practical. The research content is: Researching and evaluating the historical sources of the scale, structures of Thang Long Imperial Citadel in the Ly - Tran - Le periods have been clarified:
  • The thesis contributes to the theoretical and practical basis so that the researchers understand more about how rich the historic sources are in a typical heritage such as Thang Long Imperial Palace.
  • The thesis also provides more historical data identifying the scale and structure of the Thang Long Imperial Citadel in the Ly - Tran - Le periods, specifically is the reconstruction the Kinh Thien Palace in the heritage of Thang Long Imperial Citadel.
  • The data in the thesis is carefully studied, providing reliable information contributing to the relic advertising at the site and the preservation of the Thang Long Imperial Citadel.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây