TTLV: Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung

Thứ ba - 17/05/2022 22:00
1. Họ và tên học viên:   Trần Vũ Hiệp Duy Anh                        2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh:  25/12/1979
4. Nơi sinh: Quảng Nam.
5. Quyết định công nhận học viên số:  4418/2019/QĐ-XHNV, Ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian đào tạo từ 26/11/2021 đến 26/5/3022 (6 tháng).
7. Tên đề tài luận văn:  Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung.
8. Chuyên ngành:  Báo chí học định hướng ứng dụng;                           9. Mã số: 8320101-01-UD
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:     PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng Bộ môn PR - Quảng cáo, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KHXH và NV, ĐHQGHN. 
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Dựa trên các khung lý thuyết về báo chí truyền thông, các kết quả những nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận văn đã miêu tả ở mức độ tương đối sâu sắc bức tranh toàn cảnh về thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, các vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của mối quan hệ hợp tác giữa hai nhóm này. Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu về đề tài này ở khu vực miền Trung của Việt Nam, nơi có nhiều đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính bản sắc khác biệt so với các địa phương khác.  
Tác giả đã thực hiện các khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu hai nhóm đối tượng nhà báo và nhân viên PR đang tác nghiệp tại khu vực miền Trung để qua đó nhận diện, phân tích, đánh giá các mức độ của mối quan hệ giữa hai bên, gồm mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của nhau, mức độ tin tưởng lẫn nhau, mức độ cam kết trong hợp tác, mức độ hài lòng và mức độ giữ thể diện cho nhau. Tác giả cũng đã đi sâu phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các tác động tích cực cũng như tiêu cực đang diễn ra trong mối quan hệ này. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã nêu bật lên các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực này như yếu tố xã hội, kinh tế và văn hóa. Theo đó, việc giữ thể diện cho nhau được cả hai nhóm rất quan tâm và có tác động không nhỏ đến mức độ cởi mở cũng như hợp tác của hai nhóm.  Kết quả cho thấy, hầu hết các nhà báo và nhân viên PR đồng ý với việc hạn chế tối đa xung đột lẫn nhau (71% đồng ý từ nhóm nhà báo và 69% đồng ý từ nhóm nhân viên PR) và luôn thông cảm cho nhau trong những tình huống khó xử (73% đồng ý từ nhóm nhà báo và 63% đồng ý từ nhóm nhân viên PR). Điều này thể hiện rõ tính cách của nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung luôn thẳng thắn, bộc trực nhưng trong mối quan hệ họ luôn vị tha, thông cảm với nhau. Điều này rất quý giá bởi chỉ có giữ thể diện cho nhau thì mối quan hệ mới được nâng tầm và hiệu quả công việc trong hợp tác sẽ cao nhất. Bởi đây là yếu tố chốt lại cả một quá trình quan hệ với nhau, dù gì đi chăng nữa thì hai nhóm này luôn luôn bảo đảm rằng mối quan hệ của họ hạn chế tối đa sự xung đột, luôn bảo mật cho nhau và đặt hình ảnh cá nhân lên trên hết để mỗi bên cùng hoàn thiện bản thân, hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt nhất và giữ mối quan hệ phát triển bền vững nhất.
Căn cứ vào kết quả điều tra bằng bảng hỏi, kết hợp với những ý kiến góp ý, những quan điểm bày tỏ, chia sẻ từ các nhà báo và nhân viên PR tham gia vào phỏng vấn sâu, tác giả đã nêu ra một số vấn đề của mối quan hệ hai bên, từ đó đề xuất một số đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung. 
Các giải pháp đó là:  (1). Thúc đẩy sự hiểu biết về chuyên môn của mỗi bên, đặc biệt nâng cao ở phía nhân viên PR, tăng cường giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa hai bên thông qua việc tổ chức các hội thảo, chương trình phối hợp giữa các cơ quan chủ quản báo chí và doanh nghiệp. (2) Xây dựng những văn bản cam kết bảo đảm về mối quan hệ được bền vững, tin tưởng lẫn nhau, có chiều sâu trong hợp tác. Mối quan hệ chịu sự quản lý của pháp lý bằng các thỏa thuận cam kết về quyền và lợi ích của hai bên. Các hợp đồng ký kết liên quan đến tài chính cần được thể hiện bằng văn bản có cả các chế tài kèm theo nhằm đảm bảo cả nhà báo và nhân viên PR khi thực hiện các hoạt động đồng hành luôn tuân thủ theo pháp luật. Việc tin tưởng lẫn nhau là yếu tố giúp cho sự hợp tác nhanh chóng đi đến kết quả tốt nhất, hài hòa trong mối quan hệ của cả hai.  (3). Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tính minh bạch, thẳng thắn chia sẻ của mỗi bên nhằm hướng đến mục tiêu chung trong phát triển mối quan hệ này. Cần phải xây dựng một quy tắc nhằm thay đổi nhận thức và thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo với nhân viên PR. Phải coi hoạt động cung cấp thông tin từ nhân viên PR là một trong những nguồn tin (quan trọng) của báo chí. Với quy tắc này, thông tin PR sẽ không bị xem là dạng thông tin quảng cáo trá hình và không bị báo chí cách ly hoàn toàn nữa. 
Qua nghiên cứu, tác giả đã phát hiện một số thú vị khi nhận sự chia sẻ từ cả hai nhóm nhà báo và nhân viên PR. Những điều này có thể chứng minh giá trị trong kiểm tra và hy vọng cải thiện mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR.  Có lẽ vấn đề phổ biến nhất nảy sinh trong suốt cuộc nghiên cứu là khái niệm về quản lý kỳ vọng. Khái niệm này có các hình thức khác nhau cho các nhóm khác nhau của những người đang được hỏi chia sẻ thêm. Nhà báo cảm thấy rằng những nhân viên PR cần quản lý kỳ vọng của họ đối với thông tin của chính họ và vai trò của họ khi chuyển đến các phương tiện truyền thông. Nhân viên PR cũng cho rằng bản thân họ cần phải quản lý các kỳ vọng của khách hàng hoặc tổ chức của họ về các mối quan hệ truyền thông, đặc biệt liên quan đến thông tin nào đáng tin và đáng chia sẻ ra công chúng. Cả hai nhóm đều chỉ ra rằng việc không quản lý được các kỳ vọng thường dẫn đến thất vọng hoặc phẫn uất. Những cảm giác này, đến lượt nó, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa những nhân viên PR với khách hàng và quan trọng hơn là đối với mục đích của nghiên cứu này, mối quan hệ giữa nhân viên PR và nhà báo. Bởi một lẽ, bên cạnh vai trò là chuyển tải thông tin thì nhà báo cũng là khách hàng của bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào.  
Cuối cùng, thông qua luận văn này, tác giả hi vọng sẽ đóng góp cho các nhà báo và nhân viên PR khu vực miền Trung những góc nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về thực trạng đang diễn ra trong mối quan hệ giữa hai bên. Và điều quan trọng nhất từ những góc nhìn đó, họ sẽ có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “tại sao lại xảy ra tình trạng này” và “làm thế nào để giải quyết tình trạng này” để áp dụng vào công việc thực tế của mình.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 
Luận văn cố gắng xây dựng như là một đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao trong giai đoạn phát triển không ngừng của báo chí truyền thông và sự đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực quan hệ công chúng của phần lớn các doanh nghiệp. Thông qua những khảo sát, đánh giá cụ thể, luận văn xây dựng như một tài liệu có hệ thống các nhận định, nhận xét một cách trung thực và thực tế của mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR. Qua đó, đúc kết và chỉ ra đâu là các yếu tố cốt lõi  trong các hoạt động, tương tác giữa hai nhóm này. Mối quan hệ đó được hình thành và duy trì như thế nào để bảo đảm luôn hữu ích và có ý nghĩa nhất, góp phần phát triển chung cho cả cơ quan báo chí và doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là khối lượng dữ liệu từ thực tiễn giúp các nhà báo và nhân viên PR ở khu vực miền Trung tham khảo, chọn lọc, vận dụng trong việc xây dựng mối quan hệ phục vụ công việc của mình.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu trong tương lai có thể giải quyết những hạn chế của nghiên cứu này bằng phương pháp luận định lượng để tăng độ tin cậy, tạo kết quả chứng mình thực tế đa dạng hơn. Nghiên cứu sâu hơn với trọng tâm là đặt ra những câu hỏi mở rộng liên quan đến các lãnh đạo của cơ quan báo chí và các doanh nghiệp để có các đánh giá các tác động lâu dài của những người có sức ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR ở những mức độ nào với kết quả cụ thể ra sao để có cái nhìn xa hơn, rộng hơn trong thực tiễn. Thêm vào đó, mở rộng nghiên cứu khảo sát sang đối tượng nghiên cứu là những “nhà báo công dân” hay những người sử dụng mạng xã hội như là một công cụ truyền thông quảng bá ví dụ như youtuber, facebooker, titoker…v.v… Họ là những người thực hiện PR đến một số nhóm công chúng nhất định mà  không chịu bất cứ sự quản lý khắt khe nào của cơ quan truyền thông để xem xét có hay không việc mối quan hệ giữa nhân viên PR và nhà báo sẽ có thêm sự chuyển dịch, phân tán sang mối quan hệ giữa nhân viên PR với “nhà báo công dân”, và những youtubers, facebookers, tiktokers..v.v…
Hiện nay tại miền Trung thì nhóm đối tượng kể trên chưa nhiều và chưa thật sự thu hút nhiều công chúng nhưng với thực tế ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng PR các sản phẩm, hoạt động của họ sang các nhóm này và khá thành công. Thậm chí một số công ty sử dụng mạng xã hội làm PR riêng cho mình mà không cần đến báo chí. Điều này chắc chắn sẽ hiện hữu tại miền Trung trong tương lai không xa. Vì thế việc nghiên cứu tiếp theo tác giả đề xuất nên mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế của nghiên cứu ở luận văn này.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name :      Tran Vu Hiep Duy Anh                                2. Gender:      Male
3. Date of birth:   December 25th 1979                              4. Place of  birth: Quang Nam province
5. Admission decision number:  4418/2019/QĐ-XHNV   Dated: November 26th 2019
6. Changes in academic process: Extended the course from November 26th 2021 till May 26th 2022 (06 months).
7. Official thesis title: The Relationship Between Journalists And PR Practitioners In The Central Region.
8. Major:    Journalism                                                        9. Code: 8320101-01-UD
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Thanh Huyen- Head of PR - Advertising Department- Vice Dean School of Journalism and Communication. University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis: 
Based on theoretical frameworks of communication and journalism, the results of Vietnam and International previous studies related to the topic, the thesis has described as a  deeply level the overall view of the current status of the relationship between journalists and PR practitioners in the Central region.  The thesis raises issues and and solutions to improve the quality and effectiveness of the  relationship between these two groups. This is the first study related to topic in the Central region of Vietnam, where there are many economic, cultural and social characteristics differently identities compared to other localities.
The author has conducted surveys using questionnaires and in-depth interviews with two groups of journalists and PR practitioners working in the Central region to identify, analyze and evaluate the levels of their relationship including the level of professional knowledge of each other, the level of mutual trust, the level of commitment in cooperation, the level of satisfaction and the level of saving-face for each other on communicatios. The author has also deeply analyzed the strengths, weaknesses, positive and negative impacts that are taking place in this relationship. In particular, the research results have highlighted the factors affecting the relationship between journalists and PR practitioners in this area such as social, economic and cultural factors. Accordingly, saving face for each other is thing that both groups concerned and has a significant impact on the level of openness and cooperation of them. The results show that most journalists and PR practitioners agreed with minimizing mutual conflicts (71% agreed from the group of journalists and 69% agreed from the group of PR practitioners) and always sympathize with each other. each other in awkward situations (73% agreed from the group of journalists and 63% agreed from the group of PR practitioners). This clearly shows the personality of journalists and PR practitioners in the Central region who are always frank and straightforward, but in their relationship they are always selfless and sympathetic to each other. This is very valuable because just only by saving face for each other, the relationship will be enhanced and performance in cooperation will be highest. This is the summary of the whole relationship that proceed with each other, no matter what, these two groups always ensure that their relationship minimizes conflict, always keeps each other confidential and puts personal image above all so that each party can improve themselves, complete the best assigned tasks and keep the relationship for the most sustainable development.
Based on the survey results by questionnaire, combined with comments, views expressed and shared from journalists and PR practitioners participating in in-depth interviews, the author has raised some issues of the relationship between the two sides, from which to propose some solutions to improve the quality of the relationship between journalists and PR practitioners in the central region.
The solutions are: (1). Promote the understanding of each party's expertise, especially in the PR practitioners, enhance exchanges and mutual learning between the two sides through the organization of seminars and coordination programs between press agencies authority and bussiness. (2). Build commitment documents to ensure the relationship is stable, mutual trust, deep in cooperation. The relationship is subject to legal management by commitments on the rights and interests of both parties. Contracts related to finance should be in writing with sanctions attached to ensure that both journalists and PR practitioners when carrying out accompanying activities always comply with the law. Mutual trust is a factor that helps cooperation quickly come to the best and harmonious results in the relationship of both. (3). Improve professional ethics, transparency and frank sharing of each party towards the common goal of developing this relationship. It is necessary to develop a rule to change the perception and status of the relationship between journalists and PR practitioners. The provision of information from PR practitioners should be considered as one of the (important) news sources of the press. With this rule, PR information will no longer be considered a disguised form of advertising information and will not be completely isolated by the press.
From the research perspective, the author has discovered some interesting things when receiving sharing from both groups of journalists and PR practitioners. These could prove valuable in examining and hopefully improving the relationship between journalists and PR practitioners. Perhaps the most common issue that arose throughout the research was the concept of expectations management. This concept takes different formarts for different groups of people being asked to share more. Journalists feel that PR practitioners need to manage their expectations of their own information and the role they play when it comes to media coverage. PR practitioners also consider themselves to be required to manage the expectations of their clients or their organization regarding media relationships, especially regarding what information is trustworthy and worth sharing with the public. Both groups pointed out that failure to manage expectations often leads to frustration or resentment. These feelings, in turn, can influence the relationship between PR practitioners and clients and, more importantly, for the purposes of this study, the relationship between PR practitioners and journalists.  Because for one thing, besides the role of conveying information, journalists are also customers of any company or business.
Finally, through this thesis, the author hopes to contribute to journalists and PR staff in the Central region a fuller and deeper perspective on the ongoing situation in the relationship between the two sides. . And the most important thing from those perspectives, they will get a satisfactory answer to the question "why is this situation happening" and "how to solve this situation" to apply in their  actual work.
12. Further research directions: 
The author proposes for future researching that may address the limitations of this study with a quantitative methodology to increase reliability, producing more diverse fact-finding results. Further research should focus on extend the questions related to media and business leaders. By this method will set a objective to gauge the long-term impacts of influencers on this relationships . Find out the specific results in order to have a general view in practice. In addition, expanding survey research to "citizen journalists" or people who use social networks as a promotional communication tool such as youtuber, facebooker, titoker...etc. … They carry out PR to certain public groups without any strict management by the government media that can see if the relationship between journalists  and PR practitioners  will be there is a further shift and dispersion into the relationship between PR practitioners  and "citizen journalists", and youtubers, facebookers, tiktokers..v.v..
Currently, in the Central region, the above target group is not many and has not really attracted the public, however with the facts that in Hanoi and Ho Chi Minh City, there have been many businesses redirecting PR their products and activities that move to these groups and was quite successful. Some companies even use social networks as their own PR without the press or TV. For short time of future, this will be developed Therefore, for further research, the author proposes to expand the scope and research subjects in order to overcome the limitations of the research in this thesis.
13. Thesis-related publications: not yet.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây