TTLA: Hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với ASEAN giai đoạn 2009-2020

Thứ bảy - 14/05/2022 23:28
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ THỊ PHƯƠNG LOAN.               2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/8/1984                                                                4. Nơi sinh: Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1806/2018/QĐ-XHNV ngày 29/6/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): kéo dài thời gian đào tạo đến 29/6/2022
7. Tên đề tài luận án: Hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với ASEAN giai đoạn 2009-2020
8. Chuyên ngành:       Quan hệ quốc tế                                                 9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  GS.TS. Hoàng Khắc Nam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 
Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với ASEAN giai đoạn 2009 – 2020.
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là làm rõ thực trạng hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ đối với các quốc gia ASEAN từ năm 2009 đến năm 2020 và tác động của hoạt động này đến ASEAN; trên cơ sở đó, đề xuất khuyến nghị chính sách dành cho Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội và nhân văn, và phương pháp nghiên cứu đặc thù như: các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp dự báo và phân tích kết quả thông qua quyết định đối ngoại.
Các kết quả chính:
-    Luận án, sử dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế như Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa Kiến tạo và hợp tác quốc tế, đã xác định và phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ đối với ASEAN giai đoạn 2009 – 2020 gồm nhân tố bên trong (lợi ích của Mỹ và ASEAN trong hợp tác văn hoá – xã hội với nhau) và nhân tố bên ngoài (xu thế hợp tác gia tăng trên thế giới; sự trỗi dậy của nguy cơ an ninh phi truyền thống đòi hỏi tăng cường hợp tác văn hóa –xã hội; sự gia tăng vai trò của ASEAN; và những thách thức với Mỹ và ASEAN trong khu vực đòi hỏi tăng cường hợp tác văn hóa – xã hội). 
-    Luận án phân tích mục tiêu và nội dung chính sách hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ ở Đông Nam Á.
-    Luận án trình bày thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác văn hoá của Mỹ với ASEAN gồm các chương trình, sáng kiến: nghệ thuật biểu diễn, bảo tồn di sản văn hoá, điện ảnh, giáo dục – đào tạo. Hoạt động hợp tác của Mỹ với ASEAN trên lĩnh vực xã hội gồm các chương trình, sáng kiến: xây dựng năng lực kết nối lãnh đạo trẻ, thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền, hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường, trao quyền cho phụ nữ, và y tế.
-    Luận án đã nhận định, đánh giá về hoạt động hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với ASEAN giai đoạn 2009 – 2020 và tác động của nó; qua đó dự báo về triển vọng của hoạt động hợp tác này, và đề xuất khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.
Kết luận:
-    Hoạt động hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với ASEAN từ 2009 đến 2020 là hợp phần quan trọng trong hoạt động hợp tác của Mỹ với ASEAN vì những tác động qua lại có liên quan đến hoạt động hợp tác về kinh tế và an ninh – chính trị. 
-    Nội dung hợp tác hợp tác văn hoá – xã hội, chủ yếu được triển khai bằng công cụ ngoại giao văn hoá và ngoại giao công chúng, tương đối phong phú, bao trùm hầu hết các vấn đề văn hoá và xã hội trong quan hệ Mỹ – ASEAN, và đa dạng theo nhu cầu cũng như đặc điểm riêng của từng nước thành viên ASEAN.
-    Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác không liên tục và đồng đều mà có sự điều chỉnh theo từng thời kỳ tổng thống. Chính quyền Tổng thống Obama chú trọng đầu tư vào hoạt động thúc đẩy sức mạnh mềm, sức mạnh thông minh qua hợp tác song phương và đa phương với ASEAN trong các vấn đề văn hoá và xã hội để người dân ASEAN có cái nhìn thiện cảm hơn, đa chiều hơn về Mỹ, làm sâu sắc thêm sự thấu hiểu và gắn kết giữa người dân hai bên, góp phần tăng cường sự ảnh hưởng và hiện diện tại khu vực theo tư duy sức mạnh mềm của Mỹ. Ngược lại, Tổng thống Donald Trump lại cắt giảm ngân sách cho các sáng kiến của người tiền nhiệm để tập trung phát triển kinh tế Mỹ, ưu tiên việc làm cho người dân Mỹ với phương châm “Nước Mỹ trên hết”. 
-    Đối với ASEAN, hoạt động hợp tác văn hoá – xã hội với Mỹ tạo cơ hội cho ASEAN giới thiệu quan điểm và giá trị của mình, phát huy vai trò trung tâm trong cơ chế đa phương tại khu vực, nâng cao năng lực ứng phó với các vấn đề văn hoá – xã hội của ASEAN, thúc đẩy hội nhập quốc tế ở khu vực, tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện của ASEAN với Mỹ, giúp ASEAN có thể cân bằng được ảnh hưởng văn hóa – xã hội của Trung Quốc tại khu vực.
Đóng góp mới của Luận án:
Có thể khẳng định luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về hoạt động hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với ASEAN giai đoạn 2009 – 2020. Vì vậy, luận án có đóng góp mới cả về khoa học, thực tiễn và tư liệu.
-    Về khoa học, luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống về thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với ASEAN từ năm 2009 đến năm 2020; góp phần chỉ ra được nhân tố tác động đến hoạt động hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với ASEAN, đưa ra được những luận điểm đánh giá lại sự hợp tác này một cách khách quan và toàn diện hơn; từ đó đánh giá tác động của các chương trình, sáng kiến hợp tác và đề xuất khuyến nghị chính sách dành cho Việt Nam. 
-    Về thực tiễn, luận án gợi mở một số khuyến nghị chính sách dành cho Việt Nam trong quan hệ hợp tác văn hoá – xã hội với Mỹ.
-    Về tư liệu, luận án đã tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và cung cấp tương đối phong phú những thông tin và tư liệu về thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ đối với ASEAN; và sẽ là một nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho những ai quan tâm đến vấn đề mang tính thời sự này.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Hợp tác văn hoá – xã hội của Mỹ với Việt Nam, Yếu tố văn hoá – xã hội trong quá trình thúc đẩy sức mạnh mềm của Mỹ tại Đông Nam Á.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Lê Thị Phương Loan, Võ Thị Giang (2020), “ASEAN-U.S. Economic cooperation and its Impacts on Regional Security and Development”, International Journal of Social Science and Economic Research Vol. 5 (10), pp.3103-3125.  
- Lê Thị Phương Loan (2020), “American soft power in Southeast Asia from 2009 – 2019”, International Conference on Prospect of structure in Asia Pacific to 2025 and Viet Nam’s response, pp.226-236. 
- Lê Thị Phương Loan, Lương Ánh Linh (2020), “The rise of cultural diplomacy in U.S. – ASEAN in the first decades of the 21st century”, 2020 International Graduate Research Symposium & 10th East Asia Chinese Teaching Forum (2020 IGRS & 10th AECTF) at ULIS (1), pp.636 – 644. 
- Lê Thị Phương Loan, Võ Thị Giang (2021), “Cultural diplomacy in Viet Nam’s Foreign Policy in the period of 2001 – 2020”, Asian Journal of Arts, Culture and Tourism Vol. 3 (1), pp. 1-13.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1.    Full name:     LE THI PHUONG LOAN
2.    Sex:         Female
3.    Date of birth:     August 18th 1984
4.    Place of birth:     Thanh Hoa
5.    Admission decision number 1806/2018/QĐ-XHNV dated 29/6/2018 by University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University – Ha Noi
6.    Changes in academic process
7.    Official thesis title: American Socio-cultural Cooperation with ASEAN from 2009-2020
8.    Major:         International Studies
9.    Code:         9310601.01
10.    Supervisors:     Assoc.Prof.Dr. Hoang Khac Nam
11.    Summary of the new findings of the thesis
Thesis Objectives: American Socio-cultural Cooperation with ASEAN from 2009-2020.
Thesis Purpose: clarify socio-cultural cooperation activities of the U.S. towards ASEAN countries from 2009 to 2020 and evaluate their impacts on ASEAN, thereby proposing policy recommendations for Viet Nam. 
The research methods employed in this thesis are interdisciplinary research methods in social sciences and humanities, namely: international relations research methods, literature review, systematic research, historical study, analysis and synthesis, predictive and findings analysis based on foreign policy decision-making processes. 
The major results:
-    The thesis, employing international relations theories i.e. Liberalism, Constructivism, and international cooperation, identified and analyzed factors affecting socio-cultural cooperation policies of the U.S. towards ASEAN from 2009 to 2020 including national interests of both sides, increasing trend of international cooperation, emerging non-traditional security threats requiring socio-cultural cooperation, growing significance of ASEAN, and regional challenges requiring the U.S.-ASEAN social-cultural cooperation. 
-    The thesis analyzed objectives and content of socio-cultural cooperation policies of the U.S. towards countries in Southeast Asia. 
-    The thesis analyzed socio-cultural cooperation activities towards ASEAN including initiatives and exchange programs in performing arts, cultural heritage preservation, cinemas, education, capacity building for young leaders, enhancement of democratic values and human rights, humanitarian assistance, environmental protection, women empowerment, and health care assistance. 
-    The thesis evaluated effectiveness and impacts of American socio-cultural cooperation activities with ASEAN in period 2009-2020 as a basis for predicting their prospects, and propose policy recommendations for Viet Nam accordingly. 
Conclusions:
-    Socio-cultural cooperation activities of the U.S towards ASEAN from 2009 to 2020 have always been an important component in the U.S’ foreign policies because of their impacts on economic, security cooperation. 
-    The content of socio-cultural cooperation, mainly implemented via cultural diplomacy and public diplomacy tools, is relatively diverse addressing socio-cultural challenges in the U.S.-ASEAN relations, and customized according to specific needs and socio-cultural characteristics of ASEAN member states. 
-    These cooperation activities have been inconstant and adjusted according to presidential administrations. The Obama administration focused mainly on activities enhancing soft power and smart power in bilateral and multilateral cooperation with ASEAN to address socio-cultural issues with an aim at promoting friendlier and multidimensional perceptions toward the U.S. and strengthening people-to-people ties between the two sides. In this sense, the U.S. could enhance their presence and influence in the region with a soft power approach. The Trump administration, however, under the “America first” slogan, focused on domestic economic development and employment for American citizens at the expense of budget for international affairs. 
-    Socio-cultural cooperation activities with the U.S. helped ASEAN introduce their values and opinions, promoting the ASEAN Centrality in multilateral mechanisms in the region, improving their capacity in addressing socio-cultural challenges of member states, facilitating regional integration, strengthening comprehensive cooperation relations with the U.S., and enabling ASEAN to balance against Chinese socio-cultural influence. 
12.    Further research directions: American socio-cultural cooperation with Viet Nam; The socio-cultural elements in American growing use of soft power in Southeast Asia.
13.    Thesis-related publications
- Le Thi Phuong Loan, Vo Thi Giang (2020), “ASEAN-U.S. Economic cooperation and its Impacts on Regional Security and Development”, International Journal of Social Science and Economic Research Vol. 5 (10), pp.3103-3125.  
- Le Thi Phuong Loan (2020), “American soft power in Southeast Asia from 2009 – 2019”, International Conference on Prospect of structure in Asia Pacific to 2025 and Viet Nam’s response, pp.226-236. 
- Le Thi Phuong Loan, Luong Anh Linh (2020), “The rise of cultural diplomacy in U.S. – ASEAN in the first decades of the 21st century”, 2020 International Graduate Research Symposium & 10th East Asia Chinese Teaching Forum (2020 IGRS & 10th AECTF) at ULIS (1), pp.636 – 644. 
- Le Thi Phuong Loan, Vo Thi Giang (2021), “Cultural diplomacy in Viet Nam’s Foreign Policy in the period of 2001 – 2020”, Asian Journal of Arts, Culture and Tourism Vol. 3 (1), pp. 1-13.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây