Đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế năm 2023

1.   Một số thông tin về chương trình đào tạo

  • Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Quan hệ quốc tế

+ Tiếng Anh: International Relations

  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 31 02 06
  • Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Quốc tế học

+ Tiếng Anh: International Studies

  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 02 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Quốc tế học

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in International Studies

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.

2.   Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

- Mục tiêu chung của chương trình là đào tạo những người nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại có trình độ cao về lý luận và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có liên quan đến lĩnh vực đối ngoại.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Cung cấp kiến thức hệ thống và nâng cao về lý thuyết quan hệ quốc tế, về những vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế trong lịch sử cũng như hiện tại, những vấn đề toàn cầu và khu vực, về xu hướng phát triển của thế giới;

- Cung cấp kiến thức hệ thống và nâng cao về những vấn đề đường lối đối ngoại của Cách mạng Việt Nam, lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Đổi mới;

- Rèn luyện phương pháp nghiên cứu các vấn đề quốc tế, các vấn đề đối ngoại của Việt Nam để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và nêu lên những dự báo, kiến nghị;

- Nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng nghiên cứu các vấn đề quốc tế, kỹ năng vận dụng lý luận và phương pháp vào thực tiễn của công tác đối ngoại và những công việc liên quan đến hợp tác quốc tế của đất nước hay của cơ quan;

- Có thể phát huy năng lực trong các lĩnh vực công tác về quan hệ quốc tế thuộc các cơ quan đối ngoại ở trung ương và địa phương, các trường đại học và viện nghiên cứu, các cơ quan an ninh và thông tấn báo chí, các cơ sở văn hóa và dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài...

3.  Thông tin tuyển sinh

      - Môn thi tuyển sinh

  • Môn thi Cơ bản: Lịch sử Quan hệ quốc tế.
  • Môn thi Cơ sở: Quan hệ đối ngoại Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
  • Môn Ngoại ngữ: Một trong 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức.  

- Đối tượng tuyển sinh

+ Văn bằng:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quốc tế học, Quan hệ quốc tế hoặc phù hợp với ngành Quốc tế học;
  • Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các ngành: Lịch sử, Triết học, Kinh tế học, Luật học, Chính trị học, Châu Á học/Đông Phương học, Việt Nam học, Xã hội học, Văn hóa học, Nhân học, Tôn giáo học, Báo chí học, Quan hệ công chúng, Thông tin đối ngoại, Chính sách công, Công tác xã hội, …sau khi đã học bổ sung kiến thức (26 tín chỉ) để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Quốc tế học;

+ Kinh nghiệm công tác chuyên môn:

  • Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp;
  • Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần phải học qua lớp bổ sung kiến thức và được cấp chứng chỉ.

- Danh mục ngành gần với chuyên ngành Quan hệ quốc tế:

+ Ngành gần: Lịch sử, Triết học, Kinh tế học, Luật học, Chính trị học, Châu Á học/Đông Phương học, Việt Nam học, Xã hội học, Văn hóa học, Nhân học, Tôn giáo học, Báo chí học, Quan hệ công chúng, Thông tin đối ngoại, Chính sách công, Công tác xã hội.

- Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

Danh mục các học phần bổ sung kiến thức cho các đối tượng dự thi ngành gần

TT

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TÍN CHỈ

1

Lịch sử Quan hệ quốc tế

3

2

Quan hệ đối ngoại Việt Nam

3

3

Nhập môn Quan hệ quốc tế

3

4

Nhập môn Khu vực học

3

5

Kinh tế quốc tế

3

6

Luật pháp quốc tế

3

7

Thể chế chính trị thế giới

2

8

Các tổ chức quốc tế

2

9

Các vấn đề toàn cầu

2

10

Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế

2

 

Tổng cộng

26

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo :            64 tín chỉ, trong đó:

-     Khối kiến thức chung (bắt buộc):                     8 tín chỉ

-     Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:          36 tín chỉ

      + Bắt buộc:                                                        16 tín chỉ

      + Lựa chọn:                                                       20/40 tín chỉ

-     Luận văn thạc sĩ:                                            20 tín chỉ

2. Khung chương trình

TT

học phần

Tên học phần

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ:

Mã học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

 I. Khối kiến thức chung

8

 

 

 

 

1.

PHI 5002

Triết học (Philosophy)

4

60

0

0

 

2.

                           Ngoại ngữ cơ bản (*)

4

30

30

0

 

 

ENG 5001

Tiếng Anh cơ bản

(General English)

 

 

 

 

 

RUS 5001

Tiếng Nga cơ bản

(General Russian)

 

CHI 5001

Tiếng Trung cơ bản

(General Chinese)

 

FRE 5001

Tiếng Pháp cơ bản

(General French)

 

GER 5001

Tiếng Đức cơ bản

(General German)

 

 II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

36

 

 

 

 

II.1. Các học phần bắt buộc (Compulsory Subjects)

16

 

 

 

 

3.

ITS 6001

Lí thuyết quan hệ quốc tế

(International relations theories)

4

40

0

20

 

4.

ITS 6009

Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (International relations after the Cold War)

3

30

0

15

 

5.

ITS 6010

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam thời kỳ Đổi mới 

(Vietnams international relations since Doi moi)

3

30

0

15

 

6.

ITS 6019

Kinh tế chính trị quốc tế

(International Political Economy)

3

30

0

15

 

7.

ITS 6020

Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nâng cao

(Advanced Methods of International Relations)

3

30

0

15

 

II.2. Các học phần lựa chọn (Elective Subjects)

20/40

 

 

 

 

8.

ITS 6002

Chính trị học so sánh

(Comparative politics)

3

30

0

15

 

9.

ITS 6004

Hệ thống quốc tế qua các thời kỳ lịch sử

(International systems through historical periods)

3

30

0

15

 

10.

ITS 6005

Toàn cầu hóa và những tác động của nó

(Globalization and its impacts)

3

30

0

15

 

11.

ITS 6006

Quan hệ kinh tế quốc tế sau chiến tranh lạnh

(International economic relations after the Cold War)

3

30

0

15

 

12.

ITS 6007

Luật quốc tế: Những vấn đề sau chiến tranh lạnh (International Law: The problems after the Cold War)

3

30

0

15

 

13.

ITS 6008

Văn hoá trong quan hệ quốc tế

 (Culture in international relations)

3

30

0

15

 

14.

ITS 6011

An ninh và xung đột trong quan hệ quốc tế

(Security and conflict in international relations)

3

30

0

15

 

15.

ITS 6013

Địa chính trị 

(Geopolitics)

2

20

0

10

 

16.

ITS 6014

Văn minh thông tin và kinh tế tri thức

(Communication civilization and intellectual economy)

2

20

0

10

 

17.

ITS 6017

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đầu thế kỷ 21

 (The rise of China in the beginning of the 21st century)

3

30

0

15

 

18.

ITS 6018

Chính sách đối ngoại của Mỹ sau 11/9/2001

(Americas Foreign Policy after 11/9/2001)

3

30

0

15

 

19.

ITS6021

Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh

(International relations in Southeast Asia after the Cold War)

3

30

0

15

 

20.

ITS6022

Hợp tác quốc tế của các nước đang phát triển

(International Cooperation of developing countries)

3

30

0

15

 

21.

ENG 6001

Tiếng Anh học thuật

(English Academic)

3

15

15

15

 

III.

ITS 7201

Luận văn (Thesis)

20

 

 

Cộng (Total)

64

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:(*): Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

1. Tên chuyên ngành đào tạo: 
+ Tên tiếng Việt: Quan hệ quốc tế 
+ Tên tiếng Anh: International Relations 
2. Tên ngành đào tạo: 
+ Tên tiếng Việt: Quốc tế học 
+ Tên tiếng Anh: International Studies 
3. Mã số chuyên ngành đào tạo: 8310601.01 
4. Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt 
5. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 
6. Thời gian đào tạo: 02 năm 
7. Tên văn bằng sau tốt nghiệp: 
+ Tên tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Quốc tế học 
+ Tên tiếng Anh: Master of Arts in International Studies

Quyết định số 2893/QĐ-XHNV ngày 10 tháng 8 năm 2023 về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây