Đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng năm 2023

1.   Một số thông tin về chương trình đào tạo

1.1 Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Tâm lý học lâm sàng (Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

+ Tiếng Anh: Clinical Psychology

1.2 Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Tâm lý học

+ Tiếng Anh: Psychology

1.3 Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

1.4 Thời gian đào tạo: 2 năm

1.5 Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Tâm lý học

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Psychology

1.6 Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

2.   Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1 Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng có mục tiêu chung là đào tạo các chuyên gia thực hành lâm sàng trình độ cao, kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng nghề nghiệp tốt, có đạo đức và tình thương yêu con người, góp phần trợ giúp những người có khó khăn tâm lý trong cộng đồng, nâng cao uy tín đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tâm lý học lâm sàng.

Rèn luyện cho học viên các phẩm chất và hành vi đạo đức nghề tâm lý.

Trang bị cho học viên các phương pháp chẩn đoán và đánh giá cũng như can thiệp, hỗ trợ tâm lý cho cá nhân, nhóm và cộng đồng.

2.2.1 Về kiến thức

Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng thực hành, nhằm trang bị và hướng dẫn người học bổ sung, cập nhật hệ thống tiếp cận nâng cao và các chuyên sâu ở bậc thạc sĩ về chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng, gồm:

  • Cơ sở lí luận và hệ thống lí thuyết về bệnh lý lâm sàng;
  • Các nguyên tắc nền tảng của phương pháp đánh giá tâm lý;
  • Các hệ thống tiếp cận can thiệp tâm lý với người lớn, thanh thiếu niên, trẻ em.

2.2.2 Về kĩ năng

Trên cơ sở định hướng thực hành, chương trình đào tạo chú ý đến mục tiêu trang bị và hướng dẫn người học nâng cao các kĩ năng hoạt động nghề nghiệp và kĩ năng bổ trợ, bao gồm: Kĩ năng nhận diện triệu chứng, phân biệt các triệu chứng ở các hội chứng khác nhau; Kĩ năng đánh giá các rối loạn; Kĩ năng can thiệp theo các tiếp cận trị liệu đa dạng trên thế giới.

2.2.3 Về phẩm chất đạo đức

Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm: yêu thương con người, tận tình với thân chủ, chấp nhận, tôn trọng thân chủ, trung thực với bản thân, trung thực với quá trình trợ giúp thân chủ, kiên trì, thành tâm và không gây hại

3. Thông tin tuyển sinh

3.1 Môn thi tuyển sinh

  • Môn thi Cơ bản: Đánh giá năng lực
  • Môn thi Cơ sở: Tâm lý học lâm sàng đại cương
  • Môn Ngoại ngữ: chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

3.2  Đối tượng tuyển sinh

3.2.1 Về văn bằng

Cử nhân có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (hặc phù hợp) với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành có chuyên ngành đăng ký dự thi, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành có chuyên ngành dự thi (theo quy định của Trường Đại học KHXH&NV là 27 tín chỉ).

3.2.2 Về kinh nghiệm công tác

  • Có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên được dự thi ngay trong năm tốt nghiệp;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học đạt dưới loại khá thì phải có ít nhất một năm công tác trong lĩnh vực thực hành, nghiên cứu, giảng dạy tâm lý học.

3.3 Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần

3.3.1 Ngành phù hợp: Tâm lý học Giáo dục;

3.3.2 Ngành gần: Công tác xã hội, Xã hội học, Giáo dục học, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Nhân học, Y tế công cộng, Y đa khoa, Y học dự phòng.

 3.4 Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Những vấn đề cơ bản của tâm lý học

4

2

Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao

3

3

Tâm bệnh học đại cương

2

4

Tâm lý học tham vấn

3

5

Tâm lý học phát triển

3

6

Tâm lý học trị liệu

3

7

Tâm lý học lâm sàng đại cương

3

8

Đánh giá tâm lý

3

9

Tâm lý học gia đình

3

Tổng số tín chỉ

27

Dự kiến quy mô tuyển sinh: 20 - 30 học viên/năm.

1.  Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:   64 tín chỉ

-     Khối kiến thức chung (bắt buộc):          8 tín chỉ

-     Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:           47 tín chỉ

          + Bắt buộc:  26 tín chỉ

     + Tự chọn:   21/42 tín chỉ

  • Luận văn:                                                   9 tín chỉ

2. Khung chương trình

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số các học phần tiên quyết

   Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I.

Khối kiến thức chung

8

 

 

 

 

1.

PHI 5002

Triết học

(Philosophy)

4

30

5

10

 

2.

 

Ngoại ngữ cơ bản (chọn 1 trong 5 thứ tiếng)

4

 

 

 

 

ENG 5001

Tiếng Anh cơ bản

(Basic English)

 

35

15

10

 

RUS 5001

Tiếng Nga cơ bản

(Basic Russian)

35

15

10

 

FRE 5001

Tiếng Pháp cơ bản

(Basic French)

35

15

10

 

GER 5001

Tiếng Đức cơ bản

(Basic German)

35

15

10

 

CHI 5001

Tiếng Trung cơ bản

(Basic Chinese)

35

15

10

 

II.

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

47

 

 

 

 

II.1.

Các học phần bắt buộc

26

 

 

 

 

3.

PSY 6005

Đạo đức nghề tâm lý

(Ethics and Deontology)

3

29

16

0

 

4.

PSY 6034

Tâm bệnh học người lớn

(Adults Psychopathology)

3

25

5

0

 

5

PSY 6035

Tâm lý học y học

(Medical Psychology)

3

24

9

12

 

6

PSY 6038

Kỹ thuật tâm lý trị liệu

(Psychotherapy Techniques)

3

15

22

8

 

7

PSY 6036

Đánh giá trí tuệ

(Intellectual Assessment )

3

16

24

5

 

8

PSY 6037

Đánh giá nhân cách (Personnality Assessment)

3

9

26

10

 

9

PSY 6039

Thực hành 1 tại cơ sở (Placement 1)

4

10

50

0

 

10

PSY 6040

 

 

Thực hành 2 tại cơ sở

(Placement 2)

4

10

50

0

 

II.2.

Các học phần tự chọn

21/42

 

 

 

 

11.

PSY 6041

Tâm bệnh lý phát triển (Developmental Psychopathology)

3

20

20

5

 

12.

PSY 6042

Tâm bệnh học người cao tuổi.

(Geriatric and Women Psychopathology)

3

20

25

0

 

13.

PSY 6006

Sự phát triển tư duy và ngôn ngữ trẻ em

(The development of children’s thinking and language)

3

29

8

8

 

14.

PSY 6043

Trị liệu trẻ em và thanh thiếu niên (Psychotherapy for child and adolescent)

3

33

12

0

 

15.

PSY 6027

Đánh giá và can thiệp học đường (School Assessement and Intervention)

3

22

18

5

 

16.

PSY 6044

Trị liệu khủng hoảng

(Crises Psychotherapy)

3

23

17

5

 

17.

PSY 6045

Trị liệu nhóm và gia đình

(Group and family psychotherapy)

3

28

17

0

 

18.

PSY 6046

Tâm lý trị liệu Phật giáo

(Buddhism Psychotherapy)

3

15

22

8

 

19.

PSY 6026

Kỹ năng tham vấn

(Counselling skills)

3

20

20

5

 

20

PSY 6047

Tham vấn điều trị nghiện

(Counseling for addiction treatment)

3

12

25

8

 

21

PSY 6048

Giám định tâm lý

(Psychological Expertise)

3

26

12

7

 

22.

PSY 6049

Giám sát lâm sàng

(Clinical supervision)

3

29

11

5

 

23.

PSY 6050

Tâm dược trị liệu

(Pharmacopsytherapy)

3

32

5

8

 

24.

PSY 6021

Thiết kế nghiên cứu trong tâm lý học

(Research design in Psychology)

3

15

30

0

 

III.

PSY 7202

Luận văn

Master thesis

9

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

64

 

 

 

 

Ghi chú: Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính và tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Mai Quyên
 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/01/1986
4. Nơi sinh: Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số 2168/QĐ-XHNV ngày 19/11/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Đánh giá và can thiệp rối loạn trầm cảm ở vị thành niên
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng; Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức nguyên là giảng viên tại Khoa Tâm Lý Học, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
 Mục tiêu 1: Giảm các triệu chứng trầm cảm.
- Các hoạt động chức năng:
+ Thân chủ đã được bác sĩ tâm thần giảm liều lượng xuống mức thấp nhất để duy trì trong giai đoạn chống tái trầm cảm.
+ Thân chủ ngủ ngon, ăn ngon miệng, có sự tập trung và kết quả học tập tốt. 
+  Về cảm xúc, tâm trạng của thân chủ hiện tại ở mức độ ổn định và có xu hướng tốt lên
+ Về hành vi: thân chủ nói chuyện với gia đình nhiều hơn, tham gia một số công việc vặt trong gia đình mỗi khi thân chủ có thời gian (cắm cơm, luộc rau, rửa bát, …). Thân chủ cũng nói chuyện nhiều hơn với các bạn trên lớp và tìm được một số bạn thân để chia sẻ.
+ Về nhận thức: Thân chủ nhận thấy rằng bản thân mình không thể thay đổi được các sự kiện đã xảy ra nhưng mình có thể thay đổi nhận thức của mình. Những suy nghĩ tích cực lạc quan đến với thân chủ nhiều hơn. Thân chủ cũng hiểu được thế mạnh của bản thân mình, biết cách lên kế hoạch để thực hiện các mục tiêu.
Mục tiêu 2: Cải thiện các mối quan hệ
+ Thân chủ có kết nối và nói chuyện với các bạn lớp cấp ba, và tìm được cho mình 1-2 người bạn thân để có thể nói chuyện được
+ Thân chủ chia sẻ và nói chuyện nhiều hơn với bố mẹ, biết giúp bố mẹ một số công việc nhà. Trò chuyện nhiều hơn với em gái.
+ Các mối quan hệ cũ: thân chủ đã kết nối lại với các bạn cấp 2, sau kỳ thi THPT QG, thân chủ dành thời gian đi tập Gym với các bạn.
+ Thân chủ nhận được kết quả thi THPT QG khá tốt: Toán: 8.6/ Văn: 7.5/ Anh: 9,5/Sử: 8.25/Địa:7.25/GDCD: 9.5
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: Le Thi Mai Quyen........................ 2. Sex: Female..........................................
3. Date of birth: 03/01/1986................................ 4. Place of birth: Thanh Hoa...................
5. Admission decision number: 2168/QĐ-XHNV Dated 19/11/2020.................................
6. Changes in academic process: .............................................................................................
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Assessment and intervention for adolescent depressive disorder.    
8. Major: Clinical Psychology                 9. Code: 8310401.02
10. Supervisors: Prof. Dr Tran Thi Minh Duc........................................................................
11. Summary of the findings of the thesis:
Goal 1: Reduce depressive symptoms
- About function operation
+ The client has been reduced to the lowest dose by a psychiatrist to maintain during the antidepressant period
+ The client sleeps well, eats well, has concentration and good study results.
- About emotions: tend to get better
- About behaviours: the client talks to his family more and help them some household whenever he has free time. He also talks more with his classmates and have some close friends.
- About awareness: the client realizes that he can’t change the events that have happened, so he can change his perception. He has more positive thoughts. He also understands his strengths, and he makes to plan to accomplish his goals.
Goal 2: Improve relationships
- The client can connect and talk with his classmates. He has some close friends.
- He talks more with his parents, helps them some housework, and chats with his sister.
- He reconnects with his old friends and spends time for them more. They go to the gym each other.
- He received good results of the national high school exam: math (8.6); literature (7.5); English (9.5); history (8.25); geography (7.25); and civil education (9.5)
12. Practical applicability, if any: ............................................................................................
13. Further research directions, if any: ...................................................................................
14. Thesis-related publications: ...............................................................................................
 (List them in chronological order)
1. Tên ngành đào tạo: 
+ Tên tiếng Việt: Tâm lý học Lâm sàng 
+ Tên tiếng Anh: Clinical Psychology 
2. Mã số ngành đào tạo: 8310402 
3. Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt 
4. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 
5. Thời gian đào tạo: 2 năm 
6. Tên văn bằng sau tốt nghiệp: 
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng 
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Clinical Psychology

Quyết định số 2904/QĐ-XHNV ngày 10 tháng 8 năm 2023 về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây