TTLA: Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ

Thứ sáu - 14/12/2018 04:16

Tên tác giả: Lê Thanh Hà

Tên luận án: Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ

Ngành khoa học của luận án: 

Chuyên ngành: Tâm lý học                   Mã số: 62 31 04 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực trạng mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở với các phong cách giáo dục con cái của cha mẹ, cũng như tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi bắt nạt ở học sinh.

Đối tượng nghiên cứu của luận án: Mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định lượng bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Mẫu nghiên cứu là 642 học sinh trung học cơ sở của hai trường THCS Bế Văn Đàn (Quận Đống Đa) và trường THCS Cổ Loa (Huyện Đông Anh).

3. Các kết quả chính và kết luận

Về mặt lí luận

Dựa trên sự tổng hợp, phân tích và khái quát những tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi đưa ra một số khái niệm công cụ như sau:

Hành vi là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh cụ thể, được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động, lời nói, cử chỉ nhất định.

Hành vi bắt nạt được coi là hành vi xã hội với ý định gây tổn hại đến thể chất của nạn nhân hoặc gây ra cảm giác sợ hãi và bị đe dọa.

Phong cách giáo dục của cha mẹ là những khuôn mẫu khác nhau mà cha mẹ thường sử dụng để cố gắng kiểm soát và xã hội hóa đứa trẻ.

Về mặt thực tiễn

Một số kết luận liên quan đến bắt nạt

Trước hết là thái độ của học sinh THCS với hành vi gây hấn, có thể nói khá nhiều học sinh THCS có thái độ không đồng tình với các hành vi gây hấn. Học sinh THCS có sự phân vân và ủng hộ những hành vi gây hấn bằng lời nói (ở mức độ la mắng) nhiều hơn hành vi gây hấn thể chất và những hành vi gây hấn bằng lời ở mức độ lăng mạ/sỉ nhục người khác.

Nhìn chung, học sinh trong mẫu nghiên cứu có xu hướng bắt nạt ở mức thấp. Tuy nhiên, bên cạnh đa số học sinh THCS hiện nay không có xu hướng bắt nạt bạn cùng tuổi, vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh có xu hướng này, các em thích trêu đùa những bạn nhút nhát/yếu thế hơn để có thể dễ dàng khẳng định bản thân mình hơn và mức độ thực hiện những hành vi này là thường xuyên và rất thường xuyên. Đây cũng là con số đáng lưu ý cho giáo viên và phụ huynh.

Học sinh cho rằng mình bị bắt nạt ở mức trung bình. Các hình thức bắt nạt phổ biến thiên về bắt nạt bằng cách dùng lời nói như bị mắng chửi, bị trêu chọc/chế nhạo, bị lôi ra làm trò cười. Các hình thức bắt nạt bằng cách cô lập và bắt nạt thể chất chiếm tỉ lệ thấp hơn.

Được xem là hành vi đối lập với hành vi bắt nạt, hành vi ủng hộ xã hội của học sinh THCS ở mức cao. Tuy nhiên, mặc dù đa số học sinh sẵn sàng giúp đỡ các bạn khác nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa sẵn sàng, hoặc tỏ ra thờ ơ khi thấy bạn khác bị bắt nạt. Điều này có thể là nguyên nhân góp phần củng cố và thúc đẩy hành vi bắt nạt ở học sinh.

Một số kết luận liên quan đến phong cách giáo dục của cha mẹ

Một là, xu hướng hỗ trợ của cha mẹ có ĐTB cao nhất, tiếp đó là nhóm phụ huynh có xu hướng kiểm soát hành vi của con cái và thứ ba là hướng kiểm soát tâm lý của trẻ.

Hai là, phụ huynh đã có sự hỗ trợ cho con cái nhưng mức độ hỗ trợ này chưa cao. Vẫn còn nhiều phụ huynh chưa dành thời gian cho con cái và chưa thực sự khuyến khích con khi con gặp khó khăn về điểm số.

Ba là, phụ huynh kiểm soát khá chặt chẽ hành vi của con cái mình, từ việc tranh cãi với người lớn, thúc ép con cái làm tốt nhất có thể những việc các em đang làm và đặc biệt là kiểm soát giờ giấc, việc đi chơi và thậm chí những việc các em làm vào thời gian rảnh rỗi.

Bốn là, mặc dù xu hướng kiểm soát tâm lý có ĐTB thấp nhất, tuy nhiên khá nhiều phụ huynh tạo áp lực cho con cái khi con bị điểm kém, trách móc, quát mắng… khiến các em cảm thấy nặng nề và có lỗi hơn.

Trong mối quan hệ cha mẹ với con cái của học sinh THCS, mức độ cởi mở trong mối quan hệ này chưa cao. Đánh giá chung của nhiều học sinh thấy rằng cha mẹ các em đã biết lắng nghe và có thể hiểu được những suy nghĩ, khó khăn của các em. Tuy nhiên, cũng rất nhiều học sinh cho rằng mình vẫn bị áp đặt, các em vẫn có sự e ngại, chưa thực sự tin tưởng và cởi mở để có thể chia sẻ thẳng thắn những gì các em đang suy nghĩ hoặc đang gặp khó khăn với cha mẹ mình.

Mối quan hệ cha mẹ - con cái có ý nghĩa khác biệt ở một số yếu tố liên quan như: các khối lớp khác nhau, thành tích học tập và giới tính của học sinh, tuổi của bố mẹ và nghề nghiệp của mẹ.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa cha mẹ con cái càng chặt chẽ, mức độ cởi mở giữa cha mẹ với con cái càng cao bao nhiêu thì mức độ học sinh trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt và đi bắt nạt càng thấp bấy nhiêu.

Mức độ cởi mở giữa cha mẹ con cái có tương quan thuận với xu hướng trẻ có hành vi ủng hộ xã hội. Mối quan hệ cha mẹ - con cái càng chặt chẽ thì trẻ sẽ có xu hướng ủng hộ xã hội cao hơn, tuy nhiên số liệu cũng cho thấy mối tương quan này không chặt chẽ.

Đối với mối tương quan giữa các khía cạnh của phong cách giáo dục với hành vi bắt nạt của học sinh, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Xu hướng cha mẹ có sự hỗ trợ con cái có tương quan nghịch với các xu hướng học sinh đi bắt nạt, học sinh bị bắt nạt và học sinh có các hành vi ủng hộ xã hội. Trong đó, chỉ có tương quan giữa xu hướng hỗ trợ của cha mẹ với xu hướng ủng hộ xã hội của học sinh là có ý nghĩa thống kê.

Xu hướng kiểm soát tâm lý của cha mẹ có mối tương quan thuận với cả nhóm học sinh đi bắt nạt, học sinh là nạn nhân và hành vi ủng hộ xã hội của học sinh. Trong đó, tương quan giữa mức độ kiểm soát tâm lý của cha mẹ với nhóm hành vi ủng hộ xã hội có ý nghĩa về mặt thống kê và có mức độ tương quan chặt chẽ hơn so với hai nhóm còn lại. Nghĩa là mức độ cha mẹ kiểm soát tâm lý càng nhiều thì nguy cơ học sinh là nạn nhân hoặc đi bắt nạt bạn khác càng cao, tuy nhiên mối tương quan này không chặt chẽ, nghĩa là không phải lúc nào sự kiểm soát tâm lý từ cha mẹ ũng dẫn đến những nguy cơ hành vi bắt nạt của học sinh.

Xu hướng kiểm soát hành vi của cha mẹ có tương quan thuận với nhóm học sinh có hành vi ủng hộ xã hội cao, tuy nhiên mối tương quan này rất yếu.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Lê Thanh Hà

Thesis title: Bullying behavior of secondary school students and their parenting style

Scientific branch of the thesis:

Major: Psychology                                                    Code: 62 31 04 01

The name of postgraduate training institution: University of Social sciences and Humanities, Ha Noi National University

1.  Thesis purpose and objectives

  1. Thesis purpose: This theoretical and practical study aims to clarify the relationship between the bullying behaviors of secondary school students and the parenting styles, as well as explore some of the factors that affect this relationship. Based on results of research, we would like to propose recommendations for reducing and limiting the bullying behaviors in secondary school students.
  2. Thesis subject: The relationship between the bullying behaviors of secondary school students and the practical educational styles of their parents.

2. Research methods

The study uses a combination of qualitative and quantitative methods including: documentary research, questionnaire, interview, data processing using mathematical statistics. The sample was 642 secondary school students from Be Van Dan Secondary School (Dong Da District, Hanoi) and Co Loa Secondary School (Dong Anh District, Hanoi)

3. Major results and conclusions

In term of theory

Based on the synthesis, analysis and generalization of the literature and research of previous authors, we present some of the key concepts as follows:

Behavior is the way that a person socially conduct in a particular situation, manifested by certain actions, words and gestures.

Bullying behavior is considered like an aggressive action with the intention of damaging the victim's body or causing fear or threat.

The parenting style is a pattern that parents often use to try to control and socialize their child.

In term of Practice

Some conclusions related to bullying behavior in secondary school students:

First of all, it must to talk about the attitude of secondary school students towards aggressive behaviors. It can be said that many students have disagreed with aggressive behaviors. In fact, students are in two minds about and supporting the verbal aggressive behaviors (at the level of reprimands) more than the physical aggression and the verbal aggression at the level of insults or abusive words.

In general, students in research sample have a tendency of bullying to be low. However, besides the majority of secondary school students doing not tend to bully their peers, there are still a small part of students in this trend, who prefer teasing timid peers for more easily asserting themselves. So the degree of executing these behaviors is regular and strongly regular. This is also a considerable number for teachers and parents.

   These students are bullied at medium level. The forms of popular bullying behaviors incline toward the verbal bullying such as being scolded, teased, taunted, and laughed at. The forms of physical bullying and isolation are lower proportions.

   Being considered behavior opposed to bullying, pro-social behavior in secondary school students is high. However, although the majority of students are willing to help others, but there are still a large number of students who are not ready, or indifferent when seeing others to be bullied. This may be a cause to reinforce and impulse bullying behaviors in students.

Some conclusions related to the educational style of parents

Firstly, the parental support trend has the highest average score, followed by the parent group that tends to control their children’ behaviors and then the trend of controlling their children’s psychology.

Secondly, parents have had the support for their children but the level of support is not high. There are still a lot of parents who have not spent time with their children and have not really encouraged their children when they have difficulty with their grades.

Thirdly, parents closely control their children' behaviors, for example: doing not accept that their children make a stand with adults, forcing them to do the best and especially controlling their free time.

Fourthly, although the psychological control has the lowest average score, but lots of parents put pressure on their children when they have poor grades, blame, reprimand  ... and make them feel more guilty.

In term of relationships between parents and secondary school students, the level of openness in this relationship is not high. A common view among many students shows that their parents are able to listen and understand their thoughts and difficulties. However, many other students believe that they are still being imposed. They are still afraid, not really trusting and open to be able to share what they are thinking or having trouble with his parents.

Parent-child relationships differ significantly in some factors, such as the different classes, academic achievement and students’ gender, parental age and mother's occupation.

The research results show that the more the level of openness between parents and children is high and the more parents-children relationships are close, the lower the degree to which the child becomes a victim of bullying and bullying.

The level of openness between parents and their children correlates with the tendency to have pro-social behavior in children. The closer parent-child relationship is, the more likely the child will be to support the society, but the data show that this correlation is not tight.

For the relationship between the dimensions of parenting styles and the bullying behaviors in students, we make the following conclusions:

Parental support has a negative correlation with behaviors in bullying students, bullied students and students having pro-social behaviors; in there, only the correlation between parental support and student’s pro-social behavior is statistically significant.

The psychological control of parents is positively correlated with both the bullying group, the victim group, and the student's pro-social behavior. In particular, the correlation between parents' psychological control and pro-social behaviors in students is statistically significant and more closely in comparison with the two other groups. That means the more psychological control parents is high, the higher the risk of students being victims or bullying others, but this relationship is not tight, meaning that psychological control from parents do not always conduct to bullying behaviors in students.

The behavior control in parents have a positive correlation with the group of students having high pro-social behaviors, but this correlation is very weak.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây