{Dự thi Ấn tượng Nhân văn - Khoa Đông phương học} Khoa Đông Phương học - “ngọn lửa” gìn giữ tinh hoa văn hóa phương Đông

Thứ năm - 12/11/2020 04:44
Tính cho đến nay, trải qua 25 năm hình thành và phát triển, vị thế của Khoa trong xã hội đang ngày càng được khẳng định. Khoa Đông Phương học đã hoàn thành tốt sự mệnh và nhiệm vụ đặt ra ban đầu, chắp cánh ước mơ cho 28 khóa (từ K38 đến K65) với hàng ngàn sinh viên hệ cử nhân, hàng chục thạc sĩ và tiến sĩ đã tốt nghiệp ra trường, ghi dấu chân mình trên con đường thành công cả ở trong nước và nước ngoài.

75 năm truyền thống Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Ngôi trường và dòng chảy năm tháng

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tiền thân là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/06/1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Trong 75 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn đầu ngành của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngôi trường ấy đã trao truyền và khơi dậy niềm đam mê, tinh trần trách nhiệm với nghề cho rất nhiều thế hệ giảng viên, rực cháy mãi ngọn lửa tình yêu nghề giáo. Và chính ngọn lửa ấy đã thắp sáng cho ước mơ cho hàng nghìn sinh viên để mai này đây các em tự hào về nhà trường và nhà trường cũng sẽ tự hào về các em. Tất cả gói gọn trong hai tiếng rung động đầy tự hào - “Nhân văn”
 

5(7) 20201112164801668

 

Khoa Đông Phương học - “ngọn lửa” gìn giữ tinh hoa văn hóa phương Đông.

Ở một góc nhỏ của ngôi trường ấy, Khoa Đông Phương học vẫn luôn âm thầm dõi theo, cống hiến tri thức và sức mình cho sự phát triển của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. So với một số đơn vị khác, tuy mới chỉ có lịch sử 25 năm hình thành và phát triển, nhưng Khoa Đông phương học đã dần khẳng định được vị trí của mình, trở thành một bộ phận không thể thiếu, đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Năm 1995, cùng với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu tìm hiểu về các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á (Đông Bắc Á và Đông Nan Á) đang ngày càng trở nên cấp thiết; Khoa Đông Phương học đã được thành lập với mục đích đào tạo và nghiên cứu Khu vực học, cung cấp những tri thức về các nước châu Á. Tại Khoa Đông Phương học, sinh viên được học tập các kiến thức toàn diện bao gồm: lịch sử, văn hoá, văn học, địa lí, kinh tế, chính trị - ngoại giao… của các nước phương Đông. Đặc biệt, sinh viên được học ngôn ngữ bản địa làm hành trang lập nghiệp trong tương lai. Không chỉ chú trọng mở rộng các bậc học và nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, Khoa Đông Phương học còn là một đơn vị năng động, tích cực, luôn chủ động thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế.

Tính cho đến nay, trải qua 25 năm hình thành và phát triển, vị thế của Khoa trong xã hội đang ngày càng được khẳng định. Khoa Đông Phương học đã hoàn thành tốt sự mệnh và nhiệm vụ đặt ra ban đầu, chắp cánh ước mơ cho 28 khóa (từ K38 đến K65) với hàng ngàn sinh viên hệ cử nhân, hàng chục thạc sĩ và tiến sĩ đã tốt nghiệp ra trường, ghi dấu chân mình trên con đường thành công cả ở trong nước và nước ngoài.
 

z2166988708213 1860ae1db6b8e0c2efe31c4976b2a733 (2) 20201112164816293

Một Trung Hoa truyền thống đa sắc màu, một Hàn Quốc xinh đẹp và năng động, một Thái Lan rực rỡ và ảo diệu, một Ấn Độ huyền bí mà sôi động, một Nhật Bản truyền thống mà hiện đại và một Đông Nam Á thống nhất trong sự đa dạng… Tất cả đã làm nên một Khoa Đông Phương học - là cây cầu kết nối giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và thế giới. Và chúng tôi, những giảng viên, sinh viên của Khoa Đông Phương học đang không ngừng nỗ lực để gìn giữ, lưu truyền và quảng bá tinh hoa các văn hóa dân tộc đó không chỉ qua quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu mà còn qua các hoạt động truyền thống khẳng định sức trẻ Đông Phương nói riêng và Nhân văn nói chung.

Bên cạnh các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, một mảng lĩnh vực không thể không nhắc đến đó là các hoạt động văn hóa đa dạng và phong phú của Khoa Đông Phương học. Đêm Đông Phương tổ chức định kì 2 năm một lần, tuần lễ phim Đông Phương, lễ hội biểu diễn âm nhạc, lễ hội văn hóa về âm thực, về trang phục của các quốc gia trong khu vực... là những hoạt động văn hóa đặc sắc, rực rỡ sắc màu Đông Phương, mang lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, được xã hội biết đến, góp phần nâng cao vị thế của trường và khoa. Thông qua các hoạt động văn hóa này, sinh viên không những được trải nghiệm với văn hóa của các chuyên ngành của Đông Phương học, mà còn có được niềm tự hào về văn hóa của dân tộc, có được ý thức xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa của dân tộc.
 

45785927 509969829481058 2737612163060334592 n(1) 20201112164745903

Đêm Đông Phương - Đêm hội truyền thống chỉ có tại khoa Đông Phương được tổ chức định kì 2 năm 1 lần, quy tụ sắc màu văn hóa vô cùng đa dạng của các nước Phương Đông. Mỗi một học sinh tham gia biểu diễn sẽ là một người nghệ sĩ đa tài, mỗi quốc gia một nét, một sắc màu, một hành trình lịch sử, nhưng tất cả hòa quyện, thống nhất với nhau tạo ra một nét đẹp rất "Phương Đông". Người tham gia chỉ trong một hành trình nhưng sẽ được trực tiếp trải nghiệm và đắm mình trong thế giới âm nhạc, lễ hội rực rỡ sắc màu của các nền văn minh Phương Đồng. Hướng tới kỷ niệm 25 năm thành lập khoa Đông Phương học cùng với các hoạt động đặc sắc khác, chương trình Đêm Đông Phương IX với chủ đề “Time to Shine - Khoảnh khắc tỏa sáng” hứa hẹn sẽ là một đêm đầy ấn tượng. 

Nhìn lại chặng đường đã qua, trong một phần tư thế kỉ, khoa Đông Phương học đã khẳng định vị thế vững chắc của mình với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Là “ngọn lửa” gìn giữ tinh hoa văn hoá phương Đông, khoa Đông Phương học sẽ không ngừng nỗ lực, hứa hẹn sẽ có những đổi mới và những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa để hoàn thành sứ mệnh đào tạo và nghiên cứu về khu vực học của mình của mình.

Nguồn tin: Khoa Đông phương học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây