Ngôn ngữ
10.1.Công tác Thanh tra
Ngay sau khi tách trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành hai trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường đã nhận thức tầm quan trọng và tính cấp thiết công tác thanh tra. Do vậy, ngày 09/9/1996 Hiệu trưởng Nhà trường đã ra Quyết định số 1907/XHNV-TC thành lập Ban Thanh tra trường, do GS Nguyễn Kim Đính làm Trưởng ban đầu tiên. Trải qua gần 20 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, BGH, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm Ban Thanh tra nay là Phòng Thanh tra và Pháp chế (Phòng TT&PC) đã nỗ lực hết mình, vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp chung vào sự phát triển của Trường ĐHKHXH&NV trong suốt 20 năm qua.Cụ thể như sau:
- Trong 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, BGH, Phòng TT&PC thực hiện đúng quy định, kịp thời về kiện toàn lãnh đạo phòng, tuyển dụng mới, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chuyên viên, cán bộ kiêm nhiệm, hàng năm cử cán bộ tham gia tập huấn do ĐHQGHN và Bộ GD-ĐT tổ chức. Bổ sung chức năng nhiệm vụ pháp chế và đổi tên phòng theo quy định của Bộ GD-ĐT, ĐHQGHN.
Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của BGH, Phòng TT&PC đã làm tốt công tác tổ chức kiểm tra hoạt động giảng dạy, học tập, NCKH của cán bộ giảng viên và người học, kỷ luật lao động, hành chính của cán bộ quản lý, chuyên viên, người lao động (trung bình hàng năm kiểm tra trên 3000 lượt lớp học và hành chính văn phòng).
Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp ĐH các hệ, SĐH, thi học kỳ hết môn, giám sát công tác sao in, vận chuyển đề thi…theo đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh của ĐHQGHN không để xảy ra sai xót. (Hàng năm tổ chức thanh tra kiểm tra 01 đợt thi TSĐH; 02 đợt thi tuyển sinh SĐH, các đợt thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp hệ không chính quy tại trường và tại các đơn vị phối hợp ĐT; phối hợp với các đơn vị, thanh tra viên kiểm tra hơn 100 ca thi học kỳ I, II, học kỳ hè…các hệ, bậc đào tạo và tại các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN với gần 2000 lượt phòng thi).
Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng các quy định hiện hành về tài chính, CSVC, cải tạo phòng học, phòng làm việc, nâng cấp trang thiết bị, sử dụng cơ sở vật chất và công tác hành chính tổng hợp… giám sát việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí, công tác phòng chống tham nhũng ở các đơn vị.
Triển khai giám sát nội bộ như thực hiện kế hoạch, tiến độ, bảo vệ chính trị nội bộ…(như thực hiện nhiệm vụ chiến lược, tiến độ đào tạo, bảo vệ luận văn, luận án, đề cương giáo trình bài giảng, liên kết đào tạo quốc tế, tiến độ triển khai các đề tài NCKH…).
- Lãnh đạo tốt việc phối hợp chặt chẽ với các địa phương và cơ quan hữu quan làm tốt công tác kiểm tra văn bằng, chứng chỉ các hệ, bậc ĐT.
- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: Công tác tiếp dân được thực hiện thường xuyên, Phòng Thanh tra và Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân nhanh chóng, kịp thời, chính xác, theo luật định góp phần đảm bảo quy chế dân chủ, kỷ cương trong mọi hoạt động của trường (không có khiếu nại tố cáo vượt cấp, kéo dài…).
10.2. Công tác pháp chế
Thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN từ năm 2013, Phòng TT&PC đã đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm vụ pháp chế. Mặc dù công tác pháp chế mới được triển khai trong các cơ sở giáo dục đại học được hơn 2 năm, song dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, BGH về công tác này đã đạt được những kết quả tốt đẹp được ĐHQGHN và Bộ GD-ĐT đánh giá cao.
Công tác pháp chế thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động, theo hướng dẫn của ĐHQGHN và Bộ GD-ĐT. Cụ thể:
+ Bố trí nhân lực đủ, đúng chuyên môn, trình độ làm công tác pháp chế; hàng năm cử cán bộ tham gia tập huấn công tác pháp chế do Bộ GD-ĐT tổ chức.
+ Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật có hiệu quả trong từng năm học bằng nhiều nội dung, hình thức (Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân đầu năm học; trên Website của trường; phối hợp với công đoàn tổ chức phổ biến pháp luật cho cán bộ viên chức; triển khai xây dựng 20 môn học chuyên ngành pháp lý theo chuẩn đầu ra; lồng ghép tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí…giới thiệu, cập nhật các luật, văn bản quy phạm pháp luật mới: Luật Giáo dục Đại học, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Nghị định số 186 về Đại học quốc gia, Quyết định số 26 về quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG…).
+ Việc soạn thảo và ban hành các văn bản của Trường đều được thực hiện đúng quy trình, công khai dân chủ; thông tin về công tác pháp chế được đăng tải công khai trên website của Trường.
+ Phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi đơn vị.
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trường và của đơn vị.
+ Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của nhà trường và đơn vị.
+ Trường đạt 10 chỉ tiêu về pháp chế do Bộ GD-ĐT ban hành.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn