Hội thảo khoa học "Các vấn đề triết học thực tiễn ở Việt Nam"

Chủ nhật - 17/07/2016 23:48
Ngày 7/7/2016, Khoa Triết học tổ chức Hội thảo Khoa học " Các vấn đề triết học thực tiễn ở Việt Nam". GS. TS Nguyễn Văn Kim, Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trưởng tới dự và phát biểu chào mừng tại Hội thảo. Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu Triết học tại Viện Hàn lâm KHXHVN, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng tập thể cán bộ giảng viên, học viên sau đại học tại Khoa Triết học Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, và một số Trường Đại học tại Việt Nam.
Hội thảo khoa học
Hội thảo khoa học "Các vấn đề triết học thực tiễn ở Việt Nam"

Hội thảo khoa học "Các vấn đề triết học thực tiễn ở Việt Nam" có 67 báo cáo tham gia, cho thấy tâm huyết của giới triết học và nhu cầu nghiên cứu mạnh mẽ. Chủ đề của 4 phiên làm việc tại hội thảo là:Các vấn đề lịch sử triết học phương Đông và phương Tây; Các vấn đề triết học Mascxit và thực tiễn Việt Nam; Các vấn đề đời sống tôn giáo ở Việt Nam; Các vấn đề đạo đức và văn hoá - xã hội

14 báo cáo được trình bày với các nội dung phong phú, có giá trị lý luận và thực tiễn. Các báo cáo đều thu hút sự theo dõi và trao đổi thảo luận sôi nổi. Nhiều báo cáo của cán bộ, học viên trẻ  thể hiện sự tự tin và tâm huyết, được các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành góp ý trao đổi tích cực. Không khí học thuật sôi nổi đã giúp cho nhiều vấn đề mới, nhiều góc tiếp cận mới trong triết học thực tiễn ở Việt Nam được gợi mở và lý giải.

 Một số vấn đề được tổng kết tại Hội thảo được nhấn mạnh: một lần nữa đặt ra vấn đề cần nhìn nhận, định vị Triết học Mac, 1 trong những trụ cột chính của Triết học, trong bối cảnh nghiên cứu và tình hình thực tiễn xã hội hiện nay. Những hạn chế cần khắc phục về phương diện dịch thuật; đọc, nghiên cứu một cách có hệ thống các tác phẩm của Mac - Angghen. Đặc biệt là cần có sự so sánh, đối chiếu với các nhà Triết học cùng thời và tiếp sau thời kỳ Mac- Anghen. Trong sự phát triển của xã hội, cần vận dụng "đa lý thuyết" để giải thích, giải quyết các hiện tượng xã hội, đồng thời bổ sung những luận giải khoa học, khách quan và tiến bộ cho hệ thống học thuyết Triết học. ... Cũng trong hội thảo lần này, một tinh thần chung được thể hiện đó là yêu cầu về việc xây dựng một nền Triết học Việt Nam. Có thể đây còn là vấn đề lâu dài, còn cần nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu và tiến tới công bố ... nhưng luôn thôi thúc giới nghiên cứu Triết học Việt Nam giàu tâm huyết . Chính yêu cầu này cũng mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, nhiều cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục được Khoa Triết học, trường ĐHKHXH&NV tổ chức trong thời gian tới.

Tác giả: Tin ảnh: Thu Hà; video: Hoài An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây