Phát triển think tanks quốc tế: Kinh nghiệm từ Viện nghiên cứu Lowy (Australia)

Thứ sáu - 09/06/2023 03:00
Ngày 06/6/2023 vừa qua, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (VNU-USSH) đã có buổi tiếp và làm việc với Tiến sĩ Michael Fullilove AM - Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Lowy (Lowy Institute - Australia).
Tham dự buổi tiếp và làm việc có PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, đại diện Phòng Hợp tác và Phát triển, Khoa Quốc tế học.
Tại buổi làm việc, PGS.TS Đào Thanh Trường trân trọng tình cảm của Tiến sĩ Michael Fullilove khi tới thăm và làm việc với lãnh đạo nhà trường cũng như có các hoạt động trao đổi với sinh viên về các vấn đề đang được quan tâm. Theo Phó hiệu trưởng Đào Thanh Trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đang thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển theo định hướng một đại học nghiên cứu, tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong nghiên cứu, đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam, phấn đấu đến năm 2025 đưa trường đứng vào nhóm 150 các trường đại học hàng đầu Châu Á, năm 2035 vào nhóm 100 các trường đại học hàng đầu châu lục và ngang tầm với các đại học tiên tiến (thuộc nhóm 500) của thế giới.
Tháng 01/2023 vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục công nhận 01 Trung tâm nghiên cứu trọng điểm và 04 nhóm Nghiên cứu mạnh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là sự ghi nhận và đầu tư của VNU đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của VNU-USSH - trường đại học đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao.
Trong đó, Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tiếp tục được công nhận là Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Được thành lập từ năm 1991, IPAM là sự kết hợp giữa phân hệ đào tạo và phân hệ nghiên cứu, sẽ là một mô hình Think tank điển hình trong lĩnh vực chính sách và quản lý. Viện nỗ lực trở thành nơi nghiên cứu và đào tạo về chính sách và quản lý trọng điểm quốc gia. Tháng 02/2021, Viện Chính sách và Quản lý được vinh danh nằm trong Top 2020 Social Policy Think Tanks, xếp hạng thứ 108 và thuộc Top 2020 Best New Think Tanks của Chương trình Think Tanks and Civil Societies (TTCSP) - Đại học Pennsylvania - Hoa Kỳ.
PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ về mục tiêu chiến lược phát triển khoa học công nghệ, trong đó có việc phát triển think tanks của VNU-USSH
Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Lowy đã có những trao đổi về kinh nghiệm phát triển các tổ chức Think tank quốc tế uy tín. Được biết, Viện nghiên cứu Lowy là một trong số các tổ chức tư vấn độc lập được thành lập vào tháng 4 năm 2003 bởi Frank Lowy để tiến hành nghiên cứu liên quan đến chính sách về các vấn đề chính trị, chiến lược, và kinh tế quốc tế từ quan điểm của Úc. Viện Lowy được đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Australia và nổi tiếng trên thế giới về các công trình nghiên cứu quan hệ quốc tế, Bộ chỉ số năng lực quốc gia Châu Á (Asia Power Index), Bản đồ tương tác về tài trợ tại Châu Á.
Tiến sĩ Michael Fullilove - Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Lowy chia sẻ kinh nghiệm phát triển think tanks quốc tế uy tín
 
Buổi tiếp và làm việc có đại diện Phòng Hợp tác và Phát triển, Khoa Quốc tế học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Sau buổi tiếp và làm việc với đại diện VNU-USSH, Tiến sĩ Michael Fullilove đã tham dự cuộc nói chuyện với giảng viên, học viên và sinh viên khoa Quốc tế học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN về chính sách đối ngoại của Australia, bộ chỉ số Quyền lực Châu Á và cơ hội làm việc cho các think tank.

Một số hình ảnh tại buổi tiếp và làm việc với Tiến sĩ Michael Fullilove - Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Lowy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tin bài liên quan:
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ là định hướng chiến lược
Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) tiếp tục được công nhận là Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN

Tác giả: Thùy Dzung - USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây