Tin tức

Thách thức và những điểm mới trong đào tạo nguồn nhân lực báo chí

Thứ năm - 18/06/2015 12:27
Báo chí tồn tại không có mục đích tự thân và gắn liền với cái mới. Hoạt động báo chí chuyên nghiệp đòi hỏi phải vận dụng kiến thức tổng hợp từ ngành khoa học. Do đó đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí phải gắn liền với nghiên cứu và phát triển, không chỉ trang bị cho đối tượng đào tạo lý luận chuyên ngành mà phải cập nhật được cả những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp theo nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đây chính là thách thức và những điểm mới trong việc đào tạo nhà báo trong kỷ nguyên kỹ thuật số ở Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH &NV (Đại học QGHN) - một trong hai trung tâm đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông lớn nhất Việt Nam.
Thách thức và những điểm mới trong đào tạo nguồn nhân lực báo chí
Thách thức và những điểm mới trong đào tạo nguồn nhân lực báo chí

Các tin bài liên quan khác:

Khoa Báo chí và Truyền thông chuẩn bị kỷ niệm 25 năm thành lập

Chi bộ Báo chí và Truyền thông – phát huy nội lực và sức mạnh tập thể trong nhiệm kỳ mới

Người Thầy kiến tạo sự phát triển của khoa Báo chí và Truyền thông

Một giờ học tác nghiệp của sinh viên báo chí

Mô hình đào tạo mới

Những năm gần đây, từ đòi hỏi của thực tiễn về chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập và phát triển, việc đổi mới phương thức tổ chức đào tạo để tăng cường tính chủ động của người học, xây dựng năng lực tự học suốt đời cho người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh trong điều kiện quốc tế hóa cao là một trọng tâm cần giải quyết. Trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội) là một trong những cơ sở đào tạo đại học đi đầu trong việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ từ năm 2007 vàKhoa Báo chí và Truyền thông cũng đổi mới chương trình đào tạo theo hướng này, đem lại nhiều lợi ích nhờ sự linh hoạt của chương trình đào tạo tạo nên tính chủ động cho người học

Khung chương trình đào tạo cử nhân ngành Báo chí học hiện nay được thiết kế với tổng số 134 tín chỉ, bao gồm 5 modules các khối kiến thức: Khối kiến thức chung trong ĐHQG HN; khối kiến thức chung theo lĩnh vực; khối kiến thức chung theo khối ngành và nhóm ngành; khối kiến thức ngành và định hướng chuyên ngành. Cả 5 khối kiến thức nêu trên đều được thiết kế với một hệ thống các môn học bắt buộc và môn học tự chọn. Trong đó số lượng các môn học tự chọn thường gấp 3-4 lần so với các môn học bắt buộc. Sinh viên hoàn toàn chủ động sắp xếp kế hoạch học tập, lựa chọn các môn học trong phần tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.

Bất cập lâu nay của một cơ sở đào tạo báo chí chính là điều kiện "thực hành" cho người học, Khoa Báo chí  & Truyền thông đã thông đã nỗ lực lập đề án, xây dựng thành công Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, với hệ thống hiện đại các trang thiết bị của truyền hình, phát thanh, báo điện tử, báo ảnh đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu thực hành cho người học. Nhiều sản phẩm thực hành của sinh viên đã được phát sóng trên các đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương.

Khoa Báo chí và Truyền thông đã tích cực ký kết nhiều hợp tác chiến lược với Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí truyền thông trong cả nước, mời nhiều nhà báo giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy, truyền nghề cho sinh viên. Ngoài việc tranh thủ các nguồn kinh phí từ các dự án đào tạo của nước ngoài đề tổ chức nhiều hội thảo khoa học, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, Khoa đã tiến hành liên kết đào tạo bậc đại học với Đại học Quảng Tây (Trung Quốc) và là một trong những cơ sở đào tạo đầu tiên của Việt Nam tổ chức đào tạo liên kết quốc tế bậc Thạc sỹ ngành Quản trị truyền thông với Đại học Stirling (Anh)...

Các bạn sinh viên thử tác nghiệp ngoài hiện trường

Thách thức mới

Qua 8 năm thực hiện mô hình đào tạo theo tín chỉ, khoa Báo chí và Truyền thông đã và đang phải đối diện với không ít khó khăn và thách thức.

Thứ nhất, công việc và áp lực của người giảng viên rất lớn để có thể thực hiện được yêu cầu của đào tạo tín chỉ. Việc xây dựng hệ thống học liệu, đề cương môn học, tài liệu hướng dẫn học tập, website môn học, bài giảng, giáo trình,… là việc làm cần thiết và cấp thiết, đòi hỏi người giảng viên phải nỗ lực, và dành nhiều thời gian công sức thực hiện. Bên cạnh đó, người giảng viên còn phải thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập, để tư vấn, cố vấn cho sinh viên trong suốt quá trình học tập, giúp sinh viên lựa chọn lựa phương án và cách thức học tập tốt nhất, phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân. Trong khi đó, nguồn nhân lực về đội ngũ cán bộ của khoa còn thiếu, và chính sách của Nhà trường dành cho giảng viên vẫn còn ít ỏi, khiêm tốn so với nỗ lực và công sức thời gian của giảng viên đầu tư cho môn học, cho sinh viên.

Thứ hai, là yếu tố công nghệ, đặc biệt là hệ thống phần mềm giúp giúp giảng viên và học viên theo dõi kiểm tra đánh giá toàn bộ quá trình học tập từ việc đăng ký môn học, xét học vụ, đăng ký môn học (qua intranet và từ năm học 2009 – 2010 là internet); tổ chức quản lý lớp môn học; tổ chức cho sinh viên đăng ký học bằng kép, thu học phí theo tín chỉ đăng ký học; đánh giá bài giảng, đổi mới kiểm tra – đánh giá,...Phần mềm quản lý đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập, cần sớm được hoàn thiện.

Thứ ba, nhiều sinh viên có tư tưởng và thói quen học tập chưa phù hợp với việc đào tạo theo học chế tín chỉ. Bởi lẽ, giảm thời lượng lên lớp không phải là giảm yêu cầu học tập. Trong khi đó, hiện nay, một số sinh viên báo chí chưa chủ động  tự học, tự nghiên cứu, chưa tích cực tham gia thực hành sản xuất chương trình.

Thứ tư, quy mô lớp còn quá đông, nên các hoạt động của đào tạo tín chỉ chưa thực sự được cụ thể hóa đến từng sinh viên. Cuối cùng, các nhà báo từ các cơ quan báo chí cũng cần nỗ lực và chuẩn bị kỹ hơn cho hoạt động đào tạo theo tín chỉ.

Sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp truyền thông đã và đang tạo áp lực lớn đến hoạt động đào tạo ngành báo chí truyền thông, đòi hỏi đào tạo đội ngũ những người làm báo vừa có kiến thức lý luận vững chắc, vừa thành thục kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Đây là mục tiêu và hướng phát triển của Khoa Báo  chí & Truyền thông, phấn đấu ngày một hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng đào tạo.

Thành lập năm 1990, sau 25 năm, Khoa Báo chí & Truyền thông đã đào tạo hơn 10.000 Cử nhân; hơn 250 Thạc sỹ; 2 Tiến sỹ. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay một năm sau ra trường thường đạt 90%. Biên soạn 20 giáo trình, 24 bài giảng chuyên ngành, gần 30 đầu sách chuyên khảo, biên dịch 15 tài liệu nước ngoài. Thực hiện hơn 40 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; hơn 200 công trình khoa học được công bố trong và ngoài nước.

 

Tác giả: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây