Tin tức

Tôn giáo và văn hoá: một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Chủ nhật - 27/10/2013 14:08
Trong hai ngày 25 và 26/10/2013, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức toạ đàm khoa học quốc tế “Tôn giáo và Văn hoá: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Tôn giáo và văn hoá: một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tôn giáo và văn hoá: một số vấn đề lí luận và thực tiễn

 

Về phía các học giả quốc tế có các giáo sư: Lê Xuân Hy và Marky Mark (Đại học Seattle – Hoa Kì); GS Trần Văn Đoàn (Đại học Quốc gia Đài Loan), GS Pascal Bordeaux (Viện Viễn đông Bác cổ, TP Hồ Chí Minh), GS Valentine Zuber (Trường Cao học Thực hành (EPHE) Paris – Pháp); TS Michael Dickhardt (Đại học Göttingen – Đức)…

Toạ đàm có hơn 30 báo cáo, thảo luận tại 4 tiểu ban: Tôn giáo và văn hoá – những vấn đề lí luận chung; Những vấn đề lí luận tôn giáo và văn hoá ở Việt Nam; Một số biểu hiện văn hoá tôn giáo trên thế giới và Việt Nam hiện nay; Tôn giáo và văn hoá: trường hợp Phật giáo.

Trong báo cáo đề dẫn tại phiên khai mạc, GS.TS Đỗ Quang Hưng (Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại, Trường ĐHKHXH&NV) đề cập đến quan điểm của Ninian Smart đề xuất năm 1997 về việc nghiên cứu tôn giáo theo 5 chiều kích: chiều kích học thuyết/triết học; chiều kích thực tiễn/nghi lễ; kinh nghiệm tôn giáo/tình cảm; chiều kích xã hội/thể chế; đạo đức/pháp luật; chiều kích vật chất/nghệ thuật tôn giáo. Cũng theo Ninian Smart, văn hoá là một hệ thống hội nhập các tín ngưỡng, các giá trị người. Trong bối cảnh thế giới hiện đại, tôn giáo và các loại hình tôn giáo phổ biến và xích lại gần nhau hơn nhưng không vì thế mà các giá trị của văn hoá tôn giáo xoá đi những yếu tố đặc thù – một trong những nhân tố quyết định nhất đến bản sắc tộc người.

Báo cáo cho rằng, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hoá cần chú ý đến thách thức của văn hoá hậu hiện đại và tôn giáo hậu hiện đại; những nhân tố của sự chuyển dịch văn hoá và tôn giáo như: sự thoát li của con người (tị nạn, xuất khẩu lao động), thoát li thông tin (bùng nổ thông tin đại chúng…), thoát li khỏi những giá trị ý thức, tư tưởng (tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền…).

GS Lê Xuân Hy (Đại học Seattle - Hoa Kì).

GS Lê Xuân Hy (Đại học Seattle - Hoa Kì).

Sau phiên khai mạc, các đại biểu thảo luận tại các tiểu ban xoay quanh nội dung chính của toạ đàm là phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hoá, những chiều kích của mối quan hệ này trong lịch sử và hiện tại. Đặc biệt, một chủ đề thu hút nhiều mối quan tâm của các học giả, đó là: các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay hiện diện xã hội và văn hoá như thế nào để vừa làm duy trì và phong phú thêm căn tính của mỗi tôn giáo; các giá trị của văn hoá tôn giáo với tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và tiến trình “xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây