Tuần đầu tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long

Thứ bảy - 28/07/2012 10:11
“Tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long” là một trong những nội dung tình nguyện mới trong chiến dịch tình nguyện hè 2012 của thanh niên, sinh viên thủ đô năm 2012. Đội tình nguyện Trường ĐHKHXH&NV tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long có hơn 80 thành viên đến từ các khoa: Ngôn ngữ học, Du lịch học, Đông phương học và Quốc tế học, chia làm 6 đội tình nguyện ở các địa điểm du lịch nội và ngoại thành Hà Nội bao gồm Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Cổ Loa – Đông Anh, khu di tích Đền Sóc – Sóc Sơn và đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan – Gia Lâm.
Tuần đầu tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long
Tuần đầu tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long
“Tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long” là một trong những nội dung tình nguyện mới trong chiến dịch tình nguyện hè 2012 của thanh niên, sinh viên thủ đô năm 2012. Đội tình nguyện Trường ĐHKHXH&NV tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long có hơn 80 thành viên đến từ các khoa: Ngôn ngữ học, Du lịch học, Đông phương học và Quốc tế học, chia làm 6 đội tình nguyện ở các địa điểm du lịch nội và ngoại thành Hà Nội bao gồm Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Cổ Loa – Đông Anh, khu di tích Đền Sóc – Sóc Sơn và đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan – Gia Lâm. Sau hơn một tuần ra quân tình nguyện hè 2012, các đội tình nguyện tuyên truyền văn hoá Thăng Long đã ổn định việc sinh hoạt và bắt đầu vào công việc một cách nhanh chóng. Đội Tình nguyện tại đền Thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, Gia Lâm Với đội hình 10 người, đội tình nguyện khoa Du lịch đã có một tuần tình nguyện hiệu quả tại đền chùa Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Ngày 15/7, sau khi tham dự lễ ra quân tình nguyện hè 2012, các thành viên đội đã lên đường, cùng lập kế hoạch làm hướng dẫn du lịch tại điểm đến ngay trên xe. Lạ lẫm với môi trường mới, những con người mới, cũng như sự khó khăn trong sinh hoạt không làm họ nản lòng, cả đội tự sắp xếp chỗ ăn ở cho phù hợp, tự tìm những công việc phù hợp với khả năng của đội và tìm cách thực hiện làm hướng dẫn viên tình nguyện cho khách tới thăm đền. Ban đầu, do đền chùa trong giai đoạn tu sửa nên không có chỗ cho các sinh hoạt thiết yếu, các bác trông đền cũng không hài lòng khi có đông người, chỗ tắm giặt, sinh hoạt của cả đội cũng không được kín đáo. Nhưng thông qua gặp gỡ cán bộ xã, trò chuyện với các cụ bà trông coi đền, dọn dẹp đền chùa, các sinh viên đã hiểu biết thêm nhiều về địa bàn hoạt động. Ngày 20/7, chiếc bàn hướng dẫn của đội đi vào hoạt động. Công việc tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long tại đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan của cả đội đã dần đi vào nề nếp và trở thành thói quen của từng thành viên. Đội tình nguyện tại Hoàng Thành Thăng Long Hoàng Thành Thăng long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử ra đời của kinh thành Thăng Long Hà Nội, bởi vậy việc tuyên truyền văn hoá Thăng Long ở địa điểm này cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nhận thức được điều này, tất cả các tình nguyện viên đều đã trang bị cho mình những kiến thức lịch sử nhất định để có thể giới thiệu quảng bá văn hoá Thăng Long đến du khách trong và ngoài nước.

Hoạt động tình nguyện của thanh niên sinh viên thủ đô tại Hoàng Thành Thăng Long được bắt đầu từ chiều ngày 15/7/2012. Đây là một hoạt động tình nguyện mới mẻ nên trong tuần đầu đã có không ít khó khăn cho các tình nguyện viên. Trong những ngày đầu cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, bàn ghế không có nên tình nguyện viên phải ngồi cùng bàn của bảo vệ, họp đầu giờ và tổng kết đều diễn ra trên mặt đất; những ngày đầu chưa nắm bắt được địa bàn xung quanh khu di tích nên cả đội gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ăn trưa. Lần đầu thử sức với vai trò là một hướng dẫn viên du lịch nên trong những ngày đầu các tình nguyện viên gặp không ít bối rối trong việc giao tiếp với khách du lịch để thuyết phục họ cho mình làm free guide. Hơn nữa, khả năng giao tiếp với khách nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, việc truyền đạt những kiến thức văn hoá lịch sử của Hoàng Thành bằng ngoại ngữ gặp nhiều trở ngại. Trong những ngày đầu khách du lịch ngoại quốc đến đây chủ yếu là khách Nhật Bản mà số lượng tình nguyện viên có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật khá ít nên nhiều khi thừa tình nguyện viên mà khách du lịch ngoại quốc vẫn không được hướng dẫn. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của ban quản lí cũng như tinh thần không ngại khó khăn của các tình nguyện viên, những khó khăn của hoạt động đã được khắc phục phần nào. Kết quả, trong tuần đầu tiên, cả đội đã dẫn được 100 lượt khách du lịch trong nước và nước ngoài. Đội tình nguyện tại khu di tích Cổ Loa, Đông Anh Ra quân với đội hình 10 người đến từ Khoa Du lịch học, ngay từ những ngày đầu đội tình nguyện tại khu di tích Cổ Loa đã nhanh chóng ổn định chỗ ở và bắt đầu công việc. Do kế hoạch có thay đổi so với dự định ban đầu nên việc phân công nhiệm vụ của đội cũng gặp đôi chút khó khăn, tuy nhiên tất cả các thành viên trong đội đều tự ý thức được những công việc cần làm và thích nghi với công việc mới một cách nhanh chóng. Ngoài ra, đoàn thanh niên xã Cổ Loa đã có sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tình nguyện viên.

Công việc của những ngày đầu tại Cổ loa của đội là tham gia bóc các biển quảng cáo, rao vặt không đúng nơi quy định. Các buổi tối, đội tham gia cùng đoàn thanh niên xã tổ chức sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi. Việc sinh hoạt của các thành viên trong đội nhanh chóng đi vào nề nếp, đội hậu cần hoạt động tương đối hiệu quả, hứa hẹn một mùa tình nguyện tràn đầy niềm vui và nhiệt huyết tuổi trẻ.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây