TTLA: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ tại Việt Nam

Thứ tư - 06/06/2018 23:06

  TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên tác giả: Trần Việt Hà

Tên luận án: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ tại Việt Nam

Ngành khoa học của luận án: Lưu trữ học

Chuyên ngành: Lưu trữ học                     Mã số: 62.32.03.01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về công bố TLLT như khái niệm, hình thức, nguyên tắc công bố TLLT phù hợp với bối cảnh mới.

- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công bố.

- Phân tích thực trạng và đánh giá kết quả, tồn tại của hoạt động công bố TLLT tại Việt Nam hiện nay; tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hoạt động công bố TLLT chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công bố TLLT tại Việt Nam.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Lý luận, phương pháp công bố TLLT, cơ sở pháp lý và thực tiễn công bố TLLT tại Việt Nam.

- Cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công bố TLLT tại Việt Nam.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả công bố TLLT tại Việt Nam.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo của Đảng làm cơ sở lý luận.

- Phương pháp lịch sử: Để phân tích, đối chiếu, làm rõ những thông tin trong các sản phẩm công bố TLLT với các sự kiện, hiện tượng trong lịch sử.

- Phương pháp sử liệu học: Để nghiên cứu, thẩm định, xác minh tính chính xác của các nguồn sử liệu khi công bố TLLT.

- Phương pháp văn bản học: Nghiên cứu, tiếp cận, xác minh tính chân thực của tài liệu, bút tích trên tài liệu ở góc độ văn bản, ngôn ngữ, văn phong khi truyền đạt bản văn của tài liệu công bố.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để  phân tích thực trạng, những kết quả và hạn chế của hoạt động công bố TLLT ở Việt Nam hiện nay; phân tích những nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại của công tác này.

- Phương pháp so sánh: Để đối chiếu thực trạng hoạt động công bố với cơ sở đánh giá hiệu quả công bố từ đó đưa ra nhận xét về những kết quả đạt được và tồn tại của hoạt động công bố tại Việt Nam.

- Phương pháp khảo sát:  Khảo sát thực tế để có được những thông tin, số liệu về hoạt động công bố như: số lượng bài viết, ấn phẩm, các cuộc trưng bày, triển lãm, nhân sự làm công tác công bố…

- Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để phỏng vấn một số chuyên gia, cán bộ quản lý các TTLTQG, cán bộ trực tiếp tham gia công tác công bố TLLT. Nhờ sử dụng phương pháp này nên chúng tôi thu thập được nhiều thông tin quan trọng, khách quan của những người thực hiện trực tiếp và liên quan đến hoạt động công bố.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Làm sáng tỏ khái niệm và hình thức công bố tài liệu lưu trữ để có cơ sở khoa học nhằm đề xuất và điều chỉnh các quy định liên quan đến công bố tài liệu lưu trữ.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ tại Việt Nam.

- Nêu khái quát thực trạng công bố tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia từ năm 2007 đến nay, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá hiệu quả công bố tài liệu trong khoảng thời gian này.

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ ở Việt Nam.

- Góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, học tập về ngành lưu trữ hoặc các cơ quan lưu trữ khi thực hiện nhiệm vụ công bố tài liệu.

3.2. Kết luận

- Trung tâm Lưu trữ quốc gia đang lưu giữ khoảng 30 km tài liệu có ý nghĩa quốc gia, được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay. Cần phải phát huy hiệu quả giá trị của nguồn tài nguyên thông tin quý giá này để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhu cầu chính đáng của cá nhân, tổ chức.

- Từ năm 2007 đến nay, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg về việc tăng cường và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức các hoạt động công bố tài liệu lưu trữ.

- Sau mỗi hoạt động công bố, các Trung tâm có tổng kết, rút kinh nghiệm nhưng thường chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những kết quả và hạn chế trong việc tổ chức công bố, chưa đánh giá hiệu quả công bố dựa trên cơ sở khoa học là các tiêu chí đánh giá.

- Để nâng cao hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp như: Hoàn thiện cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, thực hiện các giải pháp hỗ trợ như:  Tổ chức khoa học tài liệu; tăng cường giải mật tài liệu; thành lập cơ quan tư vấn công bố TLLT; hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ; tăng cường nguồn lực cho hoạt động công bố.

 

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

Author’s name: Tran Viet Ha

Thesis title: Research on solutions for improving the effectiveness of publication of archival documents in Vietnam.

Scientific branch of the thesis: Archives

Major:  Archives                        Code: 62.32.03.01

The name of postgraduate training institution: Hanoi University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

1. Thesis purpose and objectives

1.1. Thesis purpose

- Studying on some aspects of the theory of publication of archival documents such as concept, form, principles of publication of archival documents in accordance with the new context;

- Proposing criteria for  publication effectiveness;

- Analyzing the current situation and evaluating the effectiveness and limitations of publication of archival documents in Vietnam currently; finding out the causes of limitations of publication of archival documents;

- Establishing solutions for improving the effectiveness of publication of archival documents in Vietnam.

1.2. Objectives

- The theory and methodology of publication of archival documents, the legal and practical foundation for publication of archival documents in Vietnam.

- Scientific foundation for establishing solutions for improving the effectiveness of publication of archival documents in Vietnam.

- The solutions for improving the effectiveness of publication of archival documents in Vietnam.

2. Research methods

- The methodology of dialectical materialism, historical materialism, Marxist-Leninist theory, Ho Chi Minh's thought and the Party's guiding principles as the theoretical foundation.

- Historical method is used to analyze, compare and clarify the reliability of the information in the archival publications about historical events and phenomena.

- Historical materials method is used to study, check and verify the authenticity of historical data sources when publishing archival documents.

- Documentation method is used to study, approach and verify the reliability of documents and autographs on the document at the angle of writing, language and style when communicating the text of the publications.

- Analytical and synthesis methods are used to analyze the current situation, the results and limitations of the current publishing activity in Vietnam; to analyze the causes of the achievements and the limitations of this work. 

- Comparison method is used to compare the actual situation of the publishing activity based on assessing the effectiveness of the publishing activity in order to comment on the achievements and the limitations of the publishing activity in Vietnam.

- Survey method is used to obtain the information and figures about the publishing activity such as the number of papers, publications, exhibitions, and personnel for the publishing activity.

- The interview method is used to interview some experts and managers of National Archives Centers, officials directly working in publishing field. By using this method, a lot of important information from people who are directly working on related publishing activity has been collected.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Clarifying the concept and form of publication of archival documents in order to have a scientific foundation for proposing and regulating regulations related to the publication of archival documents.

- Establishing the appraisal criteria and factors affecting the effectiveness of publication of archival documents in Vietnam.

- Summarizing publishing situation at the National Archives Centers from 2007 up to date, thereby giving comments and evaluating the publication effectiveness during this period.

 - Proposing some solutions for improving the effectiveness of publication of archival documents in Vietnam.

 - Contributing to the source of reference materials for researchers, lecturers, learners, archives field or archives in conducting publishing tasks.

3.2. Conclusions

- The National Archives Centers are preserving about 30 linear kilometers of nationally significant records.  These materials have been created and formed during the operation of agencies, organizations,  prominent individuals, families and family lines in Vietnam from 15th century up to date. It is necessary to promoting the value of these precious information resources in the construction and defense of our nation and the legitimate needs of individuals and organizations.

- From 2007 until now, since the Prime Minister issued Direction No. 05/2007/CT-TTg on enhancing and promoting the value of archives, the National Archives Centers have made significant effort on organizing the publishing activities.

- After each publishing activity, the Centers have summarized and drawn experiences, but usually limited at pointing out the results and limitations in organizing the publishing activities, not evaluating the effectiveness of publication based on scientific foundation which are the appraisal criteria.

- In order to enhance the effectiveness of publication of archival documents, it is necessary to pay attention to implement some solutions such as improving theoretical foundation, legal foundation and implementing supporting solutions such as organizing of archives documents scientifically; accelerating extricating secret of archival documents; establishing consultancy organizations on publication of archival documents; cooperating interdisciplinary and internationally in archives; strengthen resources for publishing activity.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây