TTLA: Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở

Thứ ba - 12/06/2018 22:11

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt                        

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/12/1982                                                                   

4. Nơi sinh: Hà nội

5. Quyết định công nhận NCS số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 /12 /2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội .

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (12 tháng) theo quyết định số 4619/QĐ-XHNV ngày 29 /12 /2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội                   Mã số: 62.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng, Hướng dẫn 2: PGS.TS Văn Thị Kim Cúc

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Một số kết quả chính của luận án đã đạt được như sau: 

(1) Luận án đã xây dựng hệ thống lý luận và khung lý thuyết nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở.

(2) Khảo sát thực trạng rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS và phân loại thành ba nhóm nguy cơ khác nhau là nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao.

(3) Luận án đã chỉ ra và phân tích một số yếu tố liên quan đến rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS, bao gồm: Các yếu tố tâm lý cá nhân như: tự đánh giá thấp giá trị bản thân, đặc điểm nhân cách hướng nội - hướng ngoại hoặc ổn định - không ổn định và các yếu tố tâm lý xã hội như: điểm tựa xã hội, các vấn đề nhà trường và các vấn đề gia đình có liên quan tới nguy cơ RNCX ở học sinh THCS. “Áp lực học tập”, “tính ổn định - không ổn định của nhân cách”, “các vấn đề gia đình” là ba yếu tố dự báo cao nhất đối nguy cơ RNCX ở học sinh THCS. 

(4) Luận án đã đề xuất và thử nghiệm một số hoạt động can thiệp nhằm làm giảm mức độ RNCX ở học sinh có nguy cơ cao. Kết quả thử nghiệm đã chứng minh rằng, biện pháp sinh hoạt nhóm thông qua hình thức giáo dục tâm lý có tác động tích cực, làm giảm mức độ nguy cơ rối nhiễu cảm xúc. 

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần như tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, tâm lý học trường học và công tác xã hội học đường.  

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Những nghiên cứu trong tương lai tập trung nhằm phát hiện thêm những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh niên, ứng dụng một số mô hình phòng ngừa và can thiệp vấn đề sức khỏe tâm thần trong tâm lý học trường học và công tác xã hội học đường.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2014) (viết chung), “Nhận thức và ứng xử của giáo viên đối với rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (11), Hội tâm lý học Xã hội Việt Nam, ISSN 0866 - 8019, tr.1-12.

2. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2015), “Tìm hiểu về rối nhiễu cảm xúc ở trẻ vị thành niên và một số yếu tố liên quan”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội trường học - Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.240-246.

3. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2016), “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí khoa học (61), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ISSN 2354 - 1067, tr.128-135.

4. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), “Đề xuất chương trình phòng ngừa, can thiệp rối nhiễu cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí tâm lý học xã hội (6), Hội tâm lý học Xã hội Việt Nam, ISSN 0866 - 8019, tr.140-149.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Anh Nguyet                    2. Sex: Female

3. Date of birth: Dec 25th, 1982                             4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2999/2013/QD-XHNV-SĐH, dated 30/12/2013 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Extanding the studying time (12 months) according to the decision number: 4619/QD-XHNV, dated 29/12/2016 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis titlle: Emotional Disorder in Secondary school students

8. Major: Social psychology                                     Code: 62.31.04.01

9. Supervisor: Assoc Prof., Dr.  Nguyen Thi Minh Hang, Assoc Prof., Dr. Van Thi Kim Cuc

10. Summary of the new findings of the thesis:

Below are some main results of the thesis:

(1) The thesis has developed a theory system and theoretical framework for studying emotional disorders as well as influencing factors in secondary school students.

(2) The thesis has surveied on situation of emotional disorders in secondary school students and classified them into three different risk groups are low risk, medium risk and high risk.

(3) The thesis has showed and analyzed some factors related to emotional disorders in secondary school students which include: personal psychological factors such as: low self –worth, introvert - extrovert personality or stability - unstable personality and psycho-social factors such as social support; school issues and family issues are related to the rick of emotional disorders in secondary school students. "Learning pressures", "stability - instability of personality", "family issues" are the three most predictive risk factors for emotional disorders in secondary school students.

(4) Some interventions have been proposed and tested to reduce the level of emotional disorders in high risk students. The test results demonstrated that group therapy using psychological education has a positive effect, reducing the risk of emotional disorders.

11. Practical applicability, if any:

The findings of this study is to be references for teaching in mental health care -  child and adolescent psychopathology, psychology in school and social work in school. 

12. Further research directions, if any:

Further studies focus on identifying issues related to child and adolescent’s mental health, and on applying models of prevention and intervention for mental health problems in school psychology and school social work.

13. Thesis- related publications:

1. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2014) (et al.), “Teachers’ awareness and reaction on students emotional disorders in secondary schools”, Journal of Social Psychology (11), Vietnam Association of Social Psychology, ISSN 0866 - 8019, pp.1-12.

2. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2015), “Study on emotional disorders in adolescents and other related factors”, International conference Book: “Social work in school – International experiences and directions in Vietnam” – Hanoi University of Education, pp.240-246.

3. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2016), “Situation of and influencing factors on emotional disorders of secondary school students”, Journal of Sciences (61), Hanoi University of Education, ISSN 2354 - 1067, pp.128-135.

4. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), “Proposition of a prevention and intervention program for emotional disorders of secondary school students”, Journal of Social Psychology (6), Vietnam Association of Social Psychology, ISSN 0866 - 8019, pp.140-149.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây