Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Xuyên;
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27 - 8 - 1986; 4. Nơi sinh: tỉnh Bình Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Thay đổi người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh thay cho PGS.TS. Lê Sĩ Giáo theo quyết định số 3216/QĐ-XHNV ngày 27 tháng 9 năm 2016.
- Thay đổi tên đề tài luận án: Từ tên: “Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Kinh ven biển tỉnh Khánh Hòa (truyền thống và biến đổi)” đổi thành tên: “Nghi lễ thờ cúng nữ thần ở thành phố Nha Trang” theo quyết định số 254/QĐ-XHNV ngày 14 tháng 2 năm 2107.
- Kéo dài thời gian học tập 1 tháng (1/1/2018 - 31/1/2018) theo quyết định số 3549/QĐ-XHNV ngày 29/12/2017.
7. Tên đề tài luận án: Nghi lễ thờ cúng nữ thần ở thành phố Nha Trang
8. Chuyên ngành: Nhân học; 9. Mã số: 62 31 03 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục đích của luận án là nghiên cứu thực hành nghi lễ thờ nữ thần của người Việt tại Nha Trang để sáng tỏ mối quan hệ giữa tính hiệu nghiệm và chuyển đổi thực hành nghi lễ.
- Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin và nghiên cứu định tính (quan sát tham gia và phỏng vấn sâu).
- Luận án đã giải quyết được những vấn đề đặt ra như các hình thức nghi lễ thờ cúng nữ thần, sự biểu hiện của tính hiệu nghiệm nhìn từ góc độ trình diễn và chiến lược thực hành với những phát hiện mới như sau:
+ Nhận diện nghi lễ thờ cúng nữ thần tại Nha Trang từ bối cảnh lịch sử, văn hóa và quá trình dung hợp, tiếp biến văn hóa đa tộc người giữa người Chăm và người Việt.
+ Tính dung hợp và tiếp biến văn hóa là cơ sở để hiểu hiện tượng thờ cúng nữ thần tại Nha Trang.
+ Đóng góp phát hiện mới về quá trình chuyển đổi từ hầu thiêng sang tứ phủ xuất phát từ các chiến lược thực hành trong nghi lễ và trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt là nhận diện các đặc điểm của tính uy quyền của thực hành nghi lễ. Từ đó, cung cấp những lý luận mới, đóng góp vào khung phân tích tính hiệu nghiệm của nghi lễ.
+ Sự hiệu nghiệm nảy sinh từ chiến lược trình diễn và trong đời sống hằng ngày bộc lộc sự ứng xử của người thực hành và mở rộng ra là sự thích nghi của họ với những chuyển biến và thay đổi từ môi trường và sinh kế. Sự thích ứng này thể hiện rất rõ tính chủ thể và uy quyền trải nghiệm của người thực hành.
+ Tính hiệu nghiệm trong mối tương quan với sự chuyển đổi thực hành nghi lễ, kiểm soát rủi ro và tính dung hợp giúp soi sáng nhiều chiều hơn về sự đáp ứng của nghi lễ đối với những vấn đề hằng ngày của cuộc sống con người. Cùng với mối tương quan này, cho thấy đằng sau sự vận động của tính hiệu nghiệm là những vấn đề của bối cảnh chuyển đổi xã hội, của quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ ở khu vực đô thị dẫn đến nhiều rủi ro, bất trắc.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Đóng góp các phát hiện mới về chuyển đổi thực hành từ hầu thiêng sang tứ phủ, từ đó cung cấp lý luận cho vấn đề bảo tồn văn hóa thờ cúng nữ thần ở thành phố Nha Trang.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
Phát triển hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuyển đổi thực hành với khai thác sản phẩm văn hóa trong hoạt động du lịch.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2015), “Biến đổi” hay “Tạo dựng” truyền thống: Giá trị của sinh hoạt tín ngưỡng trong du lịch (nghiên cứu tại hai phường của thành phố Nha Trang)”, Khoa học xã hội miền Trung (4), tr.56-63.
- Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2016), “Hợp thức hóa các sáng tạo truyền thống trong bảo tồn nghi lễ thờ cúng nữ thần tại Nha Trang”, Khoa học xã hội miền Trung (2), tr.30-39.
- Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2016), “Phân tích tiến trình nghi lễ lên đồng (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)”, Khoa học xã hội miền Trung (5), tr.32-42.
- Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2017), “Phân tích tính hiệu quả của nghi lễ lên đồng trong đời sống của các ông/bà đồng tại thành phố Nha Trang”, Khoa học xã hội miền Trung (2), tr.56-64.
- Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2018), “Sự hiệu nghiệm của nghi lễ trong lý thuyết nhân học: Quan điểm và một vài bình luận”, Khoa học xã hội miền Trung (2), tr.43-50.
- Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2016), Tín ngưỡng thờ nữ thần của cư dân ven biển tỉnh Khánh Hòa, NXB Mỹ Thuật.
- Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2017), Nghi lễ lên đồng trong thờ mẫu tứ phủ tại Nha Trang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thanh Xuyen; 2. Sex: Female
3. Date of birth: 27 - 8 - 1986; 4. Place of birth: Binh Dinh province
5. Admission decision number: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH. Dated: 31st December 2014.
6. Changes in academic process:
- Changing in the supervisors: Assoc.Prof. Nguyen Van Minh for Assoc.Prof. Le Si Giao, according to the admission decision number 3216/QĐ-XHNV, dated 27th September 2016.
- Changing in the thesis title: from “Worshiping Goddess of Kinh people at the coastal of Khanh Hoa province” to “Rituals of worshiping Goddess in Nha Trang” according to the admission decision number 254/QĐ-XHNV, dated 14th February 2107.
- Extending the study period in 1 month (1/1/2018 - 31/1/2018) according to the admission decision number 3549/QĐ-XHNV dated 29th Decembre 2017.
7. Official thesis title: Rituals of worshiping Goddess in Nha Trang.
8. Major: Anthropology; 9. Code: 62 31 03 02
10. Supervisors: Assoc.Prof. Nguyen Van Minh
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Thesis purpose: Studying ritual practices of Kinh people’s Goddess worship in Nha Trang to clarify the relationship between efficaciousness and transformation of ritual practices.
- Research methods of dissertation: Analysis and synthesis; qualitative research (participant observation and in-depth interview).
- The dissertation addresses issues such as ritual forms of Goddess worship and their efficaciousness from aspects of performativity and practical strategies with new findings as follows:
+ Identify ritual practices of Goddess worship in Nha Trang from the historical and cultural context as well as the acculturation of the Cham and the Kinh people; The acculturation is the basis to understand the Goddess worship in Nha Trang.
+ Explore the transformation process from “attending a seance” to four Goddess worship that has derived from ritual practices and daily life ones. It is important to identify characteristics of the authority of ritual practices providing new arguments for analysis framework on ritual efficaciousness.
+ The efficaciousness which has derived from performativity strategy and daily life present practitioners’ behaviors and their adaption to changes in the environment and livelihoods. This adaptation clearly demonstrates the subjectivity and authority of the practitioners.
+ Examine the efficaciousness in the correlation among transforming ritual practices, risk control, and suitability to have an overview of the appropriateness of the rituals in humans’ daily life. In addition, the correlation indicates that behind the changes in the effectiveness, there exists numerous problems of socio-economic transformation, especially the strong transformation in urban areas that could possibly cause various risks and uncertainties.
12. Practical applicability, if any:
Contribute new findings on transforming practices from “attending a seance” to four Goddess worship, thus providing scientific arguments for the preservation of Goddess culture in Nha Trang city.
13. Further research directions, if any:
It is necessary to develop further research on the relationship between practice transformations and exploiting cultural product on tourism activities.
14. Thesis-related publication:
- Nguyen Thi Thanh Xuyen (2015), “Changing” or “building” a tradition: The values of religious activities in tourism (The case study of two wards in Nha Trang city, Khanh Hoa province), Social Sciences of The Central Region Review (4), pp. 56-63.
- Nguyen Thi Thanh Xuyen (2016), “ Legitimatization traditional creativeness in the conservation of goddess worship in Nha Trang”, Social Sciences of The Central Region Review (2), pp.30-39.
- Nguyen Thi Thanh Xuyen (2016), “The procedure of spirit mediumship ritual (A case study in Nha Trang, Khanh Hoa province)”, Social Sciences of The Central Region Review (5), pp.32-42.
- Nguyen Thi Thanh Xuyen (2017), “Analyses of efficaciousness of spirit mediumship rituals in medium’s lives in Nha Trang”, Social Sciences of The Central Region Review (2), pp. 56-64.
- Nguyen Thi Thanh Xuyên (2018), “Efficacy of rituals in anthropology theories: Perspectives and some discussions”, Social Sciences of The Central Region Review (2), pp.43-50.
- Nguyen Thi Thanh Xuyen (2016), Worshiping Goddesses of Kinh people at the coastal of Khanh Hoa province, Fine Art publishing house.
- Nguyen Thi Thanh Xuyen (2017), Spirit mediumship rituals in Four Places at Nha Trang city, VNU Press.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn