TTLA: Nguyễn Đình Chiểu trong không gian văn hóa Nam Bộ

Thứ hai - 22/10/2018 01:15

Tên tác giả:  Tạ Thị Thanh Huyền

Tên luận án: Nguyễn Đình Chiểu trong không gian văn hóa Nam Bộ

Ngành khoa học của luận án: Văn học

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                                   Mã số: 62 22 01 21

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: Đặt Nguyễn Đình Chiểu vào không gian văn hóa Nam Bộ để xác định ảnh hưởng của các lớp trầm tích văn hóa của các chủ thể của không gian văn hóa này tới sự hình thành nhân cách và việc sáng tác các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu; đồng thời khảo sát ảnh hưởng và sự tiếp nhận các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX theo hai xu hướng: tiếp nhận và phản tiếp nhận.

Đối tượng nghiên cứu: nhân cách và sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trong sự tương tác hai chiều với các lớp trầm tích và những biến động của không gian văn hóa Nam Bộ thế kỷ XIX.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp văn hóa học, Phương pháp văn học sử, Phương pháp nghiên cứu liên ngành; Phương pháp nghiên cứu liên văn bản; Hình tượng học; Phương pháp so sánh.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Thứ nhất, xác định và phân tích các thành tố của văn hóa Nam Bộ đã góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu và tác động đến sự nghiệp “giáo huấn đạo đức Nho giáo” bằng văn chương của ông.

Thứ hai, ở chiều ngược lại, khảo sát và chỉ ra được tác động, ảnh hưởng của Nguyễn Đình Chiểu tới văn học dân gian và văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX theo hai xu hướng: tiếp nhận và phản tiếp nhận.

3.2. Kết luận

- Kết hợp mô hình “không gian văn hóa” gồm nhiều lớp trầm tích không hóa thạch do Michel Foucault khởi xướng với quan điểm của ký hiệu học văn hóa do Gerrt Hofstede đề xuất, chúng tôi đã phác thảo không gian văn hóa Nam Bộ trong suốt tiến trình lịch sử từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; từ đó xác định và phân tích các thành tố của không gian văn hóa này đã chi phối đến sự hình thành nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu cũng như sự nghiệp văn chương của ông

- Đồng thời, chúng tôi cũng khảo sát dấu ấn mà Nguyễn Đình Chiểu cũng như các sáng tác của ông đã để lại trong không gian văn hóa Nam Bộ: 1) Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành một nhân vật văn hóa đại diện cho những phẩm chất và khí phách của một nhà nho quân tử, một nhân cách truyền cảm hứng; 2) sức sống mãnh liệt và bền bỉ của Lục Vân Tiên trong văn hóa Nam Bộ được thể hiện trong hai xu hướng tiếp nhận tác phẩm này: xu hướng tiếp nhận thuận chiều và phản tiếp nhận; ngoài ra, kiểu mẫu nhân cách nghĩa hiệp Lục Vân Tiên đã trở thành một “hiện tượng” văn hóa khi được các thế hệ người dân Nam Bộ xem là hình mẫu lý tưởng để noi theo trong đời sống hằng ngày.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name:            Ta Thi Thanh Huyen

Thesis title: Nguyen Dinh Chieu in the cultural space of the South of Vietnam

Scientific branch of the thesis:    Literature

Major:  Vietnamese Literature                     Code: 62 22 01 20

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University - Hanoi

1. Thesis purpose and objectives

Purpose: To examine the impacts of the cultural layers within Southern cultural space to Nguyen Dinh Chieu’s personality and work; and, to study the influences of Nguyen Dinh Chieu as a Confucian role model and his poems, verse novels, espescially Luc Van Tien to Southern literature in the transitional period as well as to behaviors of many generations of common people in this region.

Objectives: Nguyen Dinh Chieu’s personality and work in two-way interaction with Southern cultural space.

2. Research methods

Cultural study, literary historiography, interdisciplinary study, intertextual study, imagology, comparative study.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

Firstly, to point out and analyse layers and elements of Southern culture that contribute to the shaping of Nguyen Dinh Chieu’s personality and impact on his literary moral teachings.

Secondly, to examine Nguyen Dinh Chieu’s influences to Southern literature in transitional period (from late nineteenth century to early twentieth century) with two tendencies: reception and counter-reception, as well as behaviors of many generations of common people in this region until present time.

3.2. Conclusions

We combine the theory of mutlilayer sedimentary cultural space by Michel Foucault and cultural semiotics by Gerrt Hofstede, we outline Vietnam’s Southern cultural space from the second-half of seventeenth century to early twentieth century, and examine the influences of it’s components to Nguyen Dinh Chieu’s personality and work.

At the same time, we investigate the marks Nguyen Dinh Chieu and his work leave on this cultural space: 1) Nguyen Dinh Chieu becomes a representative of the virtues and courage of a noble confucianist, and an inspiring personality; 2) Luc Van Tien becomes a source to Southern literature in transitional period with two tendencies: reception and counter-reception, and it’s hero becomes common people’s guide to chivalrous conduct.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây