Ngôn ngữ
Tên tác giả: Vũ Thị Lan Anh
Tên luận án: Nghiên cứu văn bia Tạo lệ Việt Nam
Ngành khoa học của luận án:
Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 62.22.01.04
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Thông qua tư liệu văn bia Tạo lệ hiện còn, nghiên cứu về sự xuất hiện, phát triển của văn bia Tạo lệ. Lần đầu tiên đưa ra khái niệm chung về Tạo lệ và văn bia Tạo lệ ở Việt Nam, có sự tham chiếu với cách dùng thuật ngữ này ở Trung Quốc. Các vấn đề trọng tâm là lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của văn bia Tạo lệ, đặc điểm của thể loại văn bia Tạo lệ. Nghiên cứu chính sách Tạo lệ của nhà nước Việt Nam thời trung đại qua văn bia Tạo lệ như: mục tiêu của chính sách, vấn đề ban hành và thực hiện chính sách, phân cấp quản lý thực hiện, kết quả của việc thực hiện chính sách. Nghiên cứu những tác động của chính sách Tạo lệ tới một số bình diện xã hội Việt Nam thời trung đại như: về đời sống kinh tế, đó là các vấn đề tác động tới dân sinh, nông nghiệp; về văn hóa xã hội, gồm các vấn đề tôn vinh di tích, sự gắn kết cộng đồng thông qua trách nhiệm chăm lo di tích, thông tin về lịch sử di tích, hành trạng của người có công, vai trò của phụ nữ đối với vấn đề ban cấp Tạo lệ, v.v... Cuối cùng, luận án đề xuất một số ý kiến về việc bảo tồn và trùng tu di tích từng được ban cấp Tạo lệ trong đời sống đương đại..
- Đối tượng nghiên cứu: Các thác bản văn bia Hán Nôm có nội dung ghi chép về Tạo lệ (văn bia Tạo lệ) từ đầu thế kỷ XVII - giữa thế kỉ XIX hiện đang lưu trữ VNCHN. Theo điều tra khảo sát của chúng tôi có 90 đơn vị văn bia với 187 mặt thác bản.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp văn bản học Hán Nôm
- Phương pháp thống kê định lượng
- Phương pháp thông diễn học
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp khảo sát điền dã
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về vấn đề Tạo lệ và văn bia Tạo lệ.
- Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử phát triển và đặc điểm văn bia Tạo lệ Việt Nam.
- Nghiên cứu chính sách Tạo lệ của nhà nước thời trung đại qua nội dung văn bia Tạo lệ
- Vai trò của chính sách Tạo lệ đối với các bình diện xã hội qua văn bia Tạo lệ.
3.2. Kết luận
- Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu văn bia Hán Nôm Việt Nam nói chung, những nghiên cứu về vấn đề Tạo lệ và văn bia Tạo lệ nói riêng. Luận án đã đưa ra khái niệm Tạo lệ và văn bia Tạo lệ, định hướng nghiên cứu đề tài luận án một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về toàn bộ trữ lượng đơn vị thác bản văn bia Tạo lệ Việt Nam hiện lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm (viết tắt:VNCHN).
- Văn bia Tạo lệ được hình thành và ra đời trên cơ sở ra đời của một điển lệ thờ tự trong chế độ quân chủ ở Việt Nam thời trung đại, thông qua các văn bản sắc chỉ, lệnh chỉ, v.v… do triều đình ban cấp tới các di tích tại địa phương. Di tích phần lớn gắn liền với các vị tiên đế, các vị phúc thần, người có công, các thân tộc của triều đình, v.v… Dựa trên những thác bản văn bia do Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (viết tắt:E.F.E.O) và VNCHN sưu tầm hiện còn lưu giữ tại VNCHN, luận án đã thống kê được 90 đơn vị kí hiệu văn bia Tạo lệ với 187 mặt thác bản, xuất hiện ở các thế kỉ XVII-XIX, phân bố chủ yếu ở 13 tỉnh thành từ Nghệ An trở ra Bắc, mật độ chủ yếu tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Văn bia Tạo lệ được tạo dựng chủ yếu ở các di tích chùa, đền, miếu, điện, đình, lăng mộ, từ đường, v.v…. Chữ Hán được sử dụng chủ yếu trên văn bia. Chữ Nôm được khắc xen lẫn với chữ Hán. Có 6 kiểu chữ húy xuất hiện trên văn bia Tạo lệ.
- Văn bia Tạo lệ đã phản ánh rất rõ phương thức quản lí nhà nước đối với các di tích bao gồm các hình thức, văn bản, qui trình, đối tượng được ban cấp Tạo lệ, vai trò của bộ máy quan liêu với việc ban cấp này. Tiếp đến là sự thống nhất trong việc quản lí và khai thác di tích, nổi bật lên là trách nhiệm của chính quyền địa phương, những điều lệ qui định về việc thờ cúng đối với dân Tạo lệ. Từ đây rút ra những kết quả của việc thực hiện chính sách bao gồm cả những điểm nhấn tích cực và một số hạn chế còn nảy sinh và tồn tại trong quá trình thực thi điển lệ này trải các triều đại
- Văn bia Tạo lệ, đã phản ánh vai trò của chính sách Tạo lệ tới các bình diện xã hội Việt Nam các thế kỉ XVII-XIX, trong đó nổi bật lên là những lợi ích về mặt kinh tế với những quyền lợi dành cho người dân như miễn thuế khóa, các hạng mục liên quan tới đời sống dân sinh, những đặc quyền liên quan đến nông nghiệp như chế độ sở hữu ruộng đất qua việc Tạo lệ, những vấn đề về đê điều thủy lợi, v.v… Bên cạnh đó là sự phản ánh đời sống văn hóa xã hội cũng rất đậm nét trên các vấn đề: sinh hoạt văn hóa thể hiện sự tôn vinh đối với di tích, sự gắn kết các cá nhân và tập thể trong mỗi cộng đồng, những thông tin về lịch sử của di tích, hành trạng của người có công, vai trò của phụ nữ đối với vấn đề ban cấp Tạo lệ,…là những tư liệu rất có ý nghĩa trong việc góp phần nghiên cứu đời sống văn hóa xã hội của các giai tầng ở phường xã Việt Nam thời trung đại.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Vũ Thị Lan Anh
Thesis title: On researching Zaoli inscriptions in Vietnam
Scientific branch of the thesis: Sino - Nom
Major: Sino - Nom Code: 62 22 01 04
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University - Hanoi
On researching Zaoli inscriptions in Vietnam
1. Thesis purpose and objectives
- Thesis purpose: Through the remaining documentation of Zaoli inscriptions, to research on the appearance and development of Zaoli inscriptions. Firstly to provide the general concept of Zaoli and Zaoli inscriptions in Vietnam with reference to the way of using this term in China. The aspects of research are the appearance history, development stages of Zaoli inscriptions and characteristics of Zaoli inscription category. To research Zaoli policies of the medieval State of Vietnam through Zaoli inscriptions such as policy objectives, problems of policy issue and implementation, implementation management decentralization, results of policy implementation. To research the role of Zaoli policies to certain social aspects of Vietnam between early 17th century and mid-19th century through Zaoli inscription documentation, for example, regarding to economic life, problems affecting the people’s livelihood and the agriculture; regarding to social culture, problems of honoring relics, communication cohesion through responsibilities for caring relics, information on relics history, biographies of people with merit, roles of women to Zaoli subsidies, etc. Finally, to give some suggestions for preservation and restoration of Zaoli relics in the contemporary life.
- Thesis objectives: Sino – Nom inscriptions of Zaoli (Zaoli inscriptions) between early 17th century and mid-19th century are currently archived in the Institute of Hán-Nôm Studies. According to our investigations and surveys, there are 90 units of inscription with 187 sides.
2. Used research methods
- Textology for Sino-Nom studies method
- Quantitative statistical method
- Hermeneutical method
- Interdisciplinary research method
- Field survey method
3. Major results and conclusions
3.1. Major results
- Overview of the internal and external research on Zaoli and Zaoli inscriptions in Vietnam.
- Researching systematically the development history and characteristics of Zaoli inscriptions in Vietnam.
- Researching Zaoli policies of the medieval State through the content of Zaoli inscriptions.
- Roles of Zaoli policies to social aspects through Zaoli inscriptions.
3.2. Conclusions
- The thesis gives an overview of researching Sino – Nom inscriptions in Vietnam generally and researches on Zaoli and Zaoli inscriptions particularly. The thesis gives the concept of Zaoli and Zaoli inscriptions, systemetic, comprehensive and deep research orientation for the thesis topic on the entire volume of Zaoli inscriptions in Vietnam currently archived in the Institute of Hán-Nôm Studies.
- Zaoli inscriptions were formed and appeared on the basis of apperance of a worship rule in the medieval monarchy of Vietnam, through royal ordinances and orders, etc. issued by the court to local relics. Relics are mainly associated with the late emperors, gods, people with merit, and relatives of the court, etc. Based on the inscriptions collected by the École française d'Extrême-Orient (referred to EFEO) and the Institute of Hán-Nôm Studies currently archived in the Institute of Hán-Nôm Studies, the thesis provides statistics of 90 symbol units of Zaoli inscription with 187 sides, appeared between 17th century and 19th century, allocating mainly in 13 provinces from Nghe An to the North, primarily concentrating in the provinces of the Northern Delta. Zaoli inscriptions was mainly created and built up in the relics of pagodas, temples, shrines, sanctuaries, communal houses, tombs, and ancestral temples, etc. Chinese characters were mainly used on inscriptions. Chữ Nôm were engraved with Chinese characters. There is no Zaoli inscription written with chữ Nôm.
- Zaoli inscriptions reflect clearly the state management method to relics including the aspects such as form, writing, procedure, objects with Zaoli granted, role of the state machinery to such grant. Following is the unity in relic management and exploitation, notably responsibilities of the local authority, charters of worship to Zaoli people. Thence, to draw results of policy implementation including positive highlights and certain limits arising during the charter implementation over the dynasties.
- Zaoli inscriptions reflect the role of Zaoli policies to social aspects of Vietnam between 17th century and mid-19th century in which remarkably economic benefits with interests for Zaoli people, such as tax exemption for items relating to the people’s livelihood, agricultural privileges (land and field ownership through Zaoli, and irrigation dike problems, etc.). Besides, to reflect the sociocultural life in the aspects such as cultural activities to express the honor for relics, the cohesion of individuals and groups in community, information on relic history, biographies of people with merit, roles of women to Zaoli subsidies, etc. It is possible to affirm that Zaoli inscriptions are meaningful documentations to contribute to researches on the sociocultural life of the social segments in wards amd communes of medieval Vietnam.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn