TTLA: Nghiên cứu tác phẩm “Hồ thượng thư gia lễ”

Thứ sáu - 12/10/2018 09:00

Tên tác giả: Vũ Việt Bằng

Tên luận án: Nghiên cứu tác phẩm “Hồ thượng thư gia lễ”

Ngành khoa học của luận án: Hán Nôm

Chuyên ngành: Hán Nôm                           Mã số: 62 22 01 04

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu: Hồ thượng thư gia lễ của Hồ Sĩ Dương (1622 - 1682) có vai trò đặc biệt trong hệ thống tác phẩm gia lễ Việt Nam và trong quá trình phát triển gia lễ của người Việt. Nghiên cứu tác phẩm này hướng tới các mục tiêu: giới thiệu tác giả và giải quyết vấn đề văn bản học tác phẩm, phân tích giá trị tác phẩm trong hệ thống tác phẩm gia lễ Việt Nam, phân tích vị thế của tác phẩm trong lịch sử gia lễ ở Việt Nam; từ đó luận án góp phần giải quyết một số vấn đề lớn về gia lễ người Việt, như khái niệm gia lễ Việt Nam, lịch sử gia lễ Việt Nam, yếu tố văn hóa Trung Quốc trong gia lễ Việt Nam.

- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Hồ thượng thư gia lễ.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp văn bản học Hán Nôm

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan tình hình nghiên cứu thực tế gia lễ, văn hiến gia lễ, tác giả Hồ Sĩ Dương, tác phẩm Hồ thượng thư gia lễ từ đầu thế kỷ XX đến nay.

- Nghiên cứu tác giả Hồ Sĩ Dương, nghiên cứu văn bản học tác phẩm Hồ thượng thư gia lễ.

- Nghiên cứu vai trò của Hồ thượng thư gia lễ trong hệ thống tác phẩm gia lễ Việt Nam, vị thế của tác phẩm trong quá trình phát triển gia lễ Việt Nam.

3.2. Kết luận

- Gia lễ Việt Nam chỉ các hoạt động lễ nghi trong phạm vi gia đình, dòng họ, chủ yếu là nghi thức tang tế. Nghiên cứu gia lễ từ đầu thế kỷ XX đến đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX đã có thành tựu nhất định, nhưng với tác giả Hồ Sĩ Dương và tác phẩm Hồ thượng thư gia lễ mới chỉ được giới thiệu sơ lược, chưa xứng với giá trị tác phẩm.

- Tác phẩm Hồ thượng thư gia lễ của Thượng thư Hồ Sĩ Dương (1652-1682) được sơ thảo từ sau năm 1638, hoàn thành sau năm 1676, gồm hai quyển: Gia lễ quốc ngữ quyển chi ThượngGia lễ vấn đáp quyển chi Hạ, mỗi quyển có kết cấu và mục đích riêng biệt, nhưng nội dung có mối quan hệ tương tác trong một tác phẩm gia lễ.

- Thiện bản tác phẩm là bản khắc in Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) kí hiệu AB.592, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Trong hệ thống tác phẩm gia lễ Việt Nam, Hồ thượng thư gia lễ đóng vai nòng cốt, kế thừa di sản lễ học thế hệ trước và tạo cơ sở cho sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm gia lễ sau này.

- Đối với lịch sử gia lễ Việt Nam, nghi tiết trong Hồ Thượng thư gia lễ được xây dựng trên tư tưởng của nhà Nho Việt, được ấn hành rộng rãi, qua đó có sứ mệnh đặc biệt trong việc hình thành gia lễ Nho giáo thời Lê Trung hưng và định hình diện mạo gia lễ Việt Nam.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Vu Viet Bang

Thesis title: A study of the work “Ho thuong thu gia le

Scientific branch of the thesis: Sino-Nom

Major: Sino-Nom                                                  Code: 62 22 01 04

The name of postgraduate training institution: Thesis purpose and objectives

University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

1. Thesis purpose and objectives

- Purpose of research: Ho thuong thu gia le (Hồ Thượng thư gia lễ - Minister Ho’s familial rituals), written by Ho Si Duong (1622 - 1682), is one of the essential works  that form the Vietnamese familial rituals corpus and has a special role  in shaping the Vietnamese tradition of familial rituals. This study is aimed at solving the textological problems concerning the work and analyzing the role of the work in the history of Vietnamese familial rituals, on the basis of which the study will hopefully help to clarify some matters related to Vietnamese familial rituals, among which are: the concept of Vietnamese familial rituals, the history of Vietnamese familial rituals, Chinese cultural elements in Vietnamese familial rituals.

- Object of study: The work Ho thuong thu gia le.

2. Research methods

- Sino-Nom textological method

- Interdisciplinary methods

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- An overview of the status of the study of social reality, cultural representations regarding familial rituals, as well as of the author Ho Si Duong and the Ho thuong thu gia le  from the beginning of the twentieth century to the present.

- New findings on the author Ho Si Duong and a textological interpretation of  the Ho thuong thu gia le

-  A view on as the Ho thuong thu gia le as both a continuance and an initiator in the Vietnamese system of works on familial rituals.

- A view on the role and mission of the Ho thuong thu gia le in the development history of Vietnamese familial rituals in general and Vietnamese Confucian familial rituals in particular.

3.2. Conclusions

- Vietnamese familial rituals refer to ceremonial activities within families and clans, mainly funerary rituals. The study of familial rituals from the early twentieth century to the early 80s of the twentieth century has its main object of study and basis of reference in the actual ceremonies and rituals themselves, with traditional works on familial rituals being considered mere additional reference sources. From the late 1980s until now, traditional works on familial rituals have been studied from textological and ethnologic point-of-views...etc Meanwhile, Ho Si Duong and the Ho thuong thu gia le  have been barely researched, usually referred to with brief introductions or initial surveys of the text. There has been no in-depth research on the text, content and value of the work.

-Regarding the work Ho thuong thu gia le, the initial stages of writing began after 1638 and the work was completed after 1676, including two volumes: “Gia le quoc ngu quyen chi Ha” (Gia lễ quốc ngữ quyển chi Thượng - Familial rituals in written Vietnamese, the Upper Volume) and “Gia le van dap quyen chi Ha” (Gia lễ vấn đáp quyển chi Hạ - Questions and Answers on Rituals, the Lower Volume), each with its own structure and purpose.

- The best edition (in our view) is the printed edition of the Fifth Year of the Reign of Vinh Huu (1739), AB.572 (The Institute of Sino-Nom Studies).

- The Ho thuong thu gia le  has a crucial role both as a continuance and an initiator in the Vietnamese system of works on familial rituals.

-In the development history of Vietnamese familial rituals, rituals as described in the widely publish work Ho thuong thu gia le, created on the basis of Vietnamese Confucian thinking, had a special mission in the forming process of Confucian family rituals during the Late Le Restoration Period and the basic features of Vietnamese familial rituals in general.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây