Ngôn ngữ
Tên tác giả: Phan Thị Thu Hà
Tên luận án: Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng (Nghiên cứu trường hợp làng Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội)
Ngành khoa học của luận án: Xã hội học
Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62310301
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là đem lại một sự hiểu biết tương đối có hệ thống về việc tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng châu thổ sông Hồng trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án khái quát lên quan điểm lý thuyết về việc sử dụng vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Làm rõ việc sử dụng, duy trì vốn xã hội của phụ nữ trong các công đoạn sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng.
- Khái quát một số quan điểm lý thuyết về vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
3.2. Kết luận
- Vốn xã hội của phụ nữ, cụ thể là mạng lưới và lòng tin có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng châu thổ sông Hồng.
- Trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phụ nữ ở các làng nghề vận dụng vốn xã hội co cụm vào trong hay vốn xã hội vươn ra bên ngoài tùy thuộc từng công đoạn sản xuất cụ thể.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Phan Thị Thu Hà
Thesis title: Social capital of women in cottage industry production in the Red River Delta’s craft villages, Vietnam
Scientific branch of the thesis: Sociology
Major: Sociology Code: 62310301
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
Thesis purpose and objectives
The thesis enlarges our understanding of building, maintaining and using social capital of women in cottage industry production in the Red River Delta’s craft villages, Vietnam. The thesis also proposes some theoretical perspectives on social capital of women in cottage industry production.
1. Research methods:
Secondary data analysis, observation, in-depth interview, case study, and sociological survey.
2. Major results and conclusions
3.1. The major results
- The thesis sheds light on the ways in which women build, maintain and use social capital in the process of cottage industry production in the Red River Delta’s craft villages, Vietnam.
- From the empirical data, the thesis generalizes some theoretical perspectives on social capital of women in cottage industry production.
3.2. Conclusions
- Social capital of women in terms of their social network and trust plays an important role in the process of cottage industry production in the Red River Delta’s craft villages.
- Women in these villages make use of their bonding social capital or bridging social capital depending on certain stages in the process of cottage industry production.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn