TTLA: Ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945 và 1946 – Tiếp cận Chính trị học quốc tế

Thứ ba - 16/10/2018 04:23

Tên tác giả: Nguyễn Thanh Tùng

Tên luận án: Ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945 và 1946 – Tiếp cận Chính trị học quốc tế

Ngành khoa học của luận án: Khoa học Chính trị

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học                          Mã số: 60 31 02 04

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích: Làm sáng tỏ tư tưởng và hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh từ năm 1945 đến năm 1946.

Đối tượng: Tư tưởng và hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh những năm 1945 và 1946.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Cơ sở lý luận - phương pháp luận nghiên cứu: Phương pháp luận nghiên cứu cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin như Nguyên lý mối liên hệ phổ biến, Nguyên lý phát triển, Quan điểm lịch sử - cụ thể nhằm làm rõ tính biện chứng khoa học trong tư duy và hành động của Hồ Chí Minh đối với ngoại giao Việt Nam 1945-1946. Luận án được viết dưới góc tiếp cận chủ yếu là Hồ Chí Minh học, kết hợp với những điểm mạnh, điểm hợp lý của lĩnh vực Chính trị học quốc tế phù hợp với các yêu cầu nội dung Luận án.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp logic - lịch sử nhằm phân tích, luận giải quan điểm, tư tưởng và hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh, từ đó đúc rút thành những luận điểm mang tính khái quát về ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946; ngoài ra, phương pháp này thông qua những sự kiện lịch sử đúc rút ra những tiến trình tất yếu mà các chủ thể chính trị phải thực hiện. Luận án còn sử dụng các phương pháp khác như quy nạp, diễn dịch trong trình bày các vấn đề. v.v.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhằm làm rõ những kết quả đạt được và những khía cạnh còn thiếu của các công trình nghiên cứu về ngoại giao Hồ Chí Minh những năm 1945-1946.

- Kế thừa những điểm mạnh, điểm hợp lý của chính trị học quốc tế để thiết lập khung phân tích ngoại giao phù hợp với đề tài.

- Làm rõ những vấn đề của thế giới và Việt Nam ảnh hưởng tới ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1945-1946.

- Làm rõ tư tưởng và hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh năm 1945-1946 (dưới góc chính trị học quốc tế hiện đại).

- Khái quát những thành tựu thực tiễn và giá trị lý luận ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946.

- Vận dụng những giá trị lý luận ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946, đề xuất xây dựng và phát triển nền ngoại giao Việt Nam hiện nay.

3.2. Kết luận

- Trong những năm 1945-1946, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến lược ngoại giao đã được xây dựng mang tính hệ thống từ những nền tảng căn bản. Nền ngoại giao đó là một nền ngoại giao vận hành có định hướng một cách minh bạch, hợp lý nhắm đến những mục tiêu mang tính bản chất nhất quyết định sự tồn vong của dân tộc và những mục tiêu thứ yếu hỗ trợ cho các mục tiêu căn cốt đó. Với hệ mục tiêu này, Hồ Chí Minh cùng với cán bộ, nhân dân Việt Nam đã hiểu được những lợi ích nào cần đấu tranh đến cùng, cương quyết không lùi bước trên mặt trận ngoại giao (như độc lập chính trị, thống nhất lãnh thổ, quảng bá hình ảnh tích cực về dân tộc...) và những lợi ích nào được coi là thứ yếu, có thể tạm lùi bước, thậm chí có thể được đưa ra thành công cụ trao đổi ngoại giao (như thay đổi tên gọi bộ máy quân đội, lùi thời hạn bầu cử, nhân nhượng một số vấn đề kinh tế...).

- Với hoàn cảnh rất đặc biệt của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo và tham gia xây dựng gấp rút một hệ thống sức mạnh căn bản, thiết yếu, đa dạng, toàn diện cho đất nước. Những thành tố sức mạnh như pháp lý, quân sự, kinh tế, văn hóa - đạo đức, đồng thuận quốc gia, v.v. đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp Hồ Chí Minh cùng dân tộc đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng từ các mục tiêu ngoại giao đã đề ra.

- Tựu trung lại, Hồ Chí Minh với tư tưởng ngoại giao chủ đạo “dĩ bất biến ứng vạn biến theo từng cấp độ” được thể hiện cụ thể thành những tư tưởng ngoại giao mang tính sách lược chính là “hòa hoãn với Tưởng”, “chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp”, “mở rộng quan hệ thân thiện với các chủ thể quốc tế” thông qua các sách lược bổ trợ như: “chớp thời cơ theo thời - thế - lực”, “tâm công thêm bạn bớt thù”, “nhẫn nhục để hòa hoãn”, “nhân nhượng có nguyên tắc”, “hòa để tiến”, “răn đe”, “nêu cao cơ sở pháp lý”, “mở rộng và liên kết lợi ích quốc tế”... chỉ đạo cho những hoạt động ngoại giao linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với từng đối tượng/ đối tác ngoại giao là minh chứng rất rõ tinh thần yêu chuộng hòa bình trong ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946.

- Tư tưởng và hoạt động ngoại giao mà Hồ Chí Minh đề ra, thực hiện chỉ chưa đầy hai năm (Từ tháng 8/1945 đến tháng 12/1946) đã đem lại nhiều thành quả quan trọng. Đối với quốc tế, từ một vùng đất thuộc địa, thế và lực của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được nâng lên và phổ biến trong mắt nhiều chủ thể quan hệ quốc tế. Hồ Chí Minh cũng đã để lại những tư tưởng và kinh nghiệm hoạt động ngoại giao vô cùng quan trọng, đạt tầm chiến lược thống nhất cả dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và rất phù hợp với Việt Nam – một nước nhỏ mới nổi phải đối phó với cường quốc lâu năm. Đây là những giá trị tư tưởng vô cùng quý báu, gần như vẫn giữ nguyên hiệu quả nếu hiểu đúng và áp dụng đúng vào hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thanh Tung

Thesis title: Ho Chi Minh diplomacy in the years 1945 and 1946 – International Politics Approach

Scientific branch of the thesis: Political Science

Major: Ho Chi Minh Studies                                              Code: 60 31 02 04

1. The name of postgraduate training institution: Thesis purpose and objectives

Purpose: Clarified the thinking and diplomatic activities of Ho Chi Minh from 1945 to 1946.

Objectives: Thought and diplomatic activities of Ho Chi Minh in 1945 and 1946.

2. Research methods

Theoretical Basis - Research Methodology: The basic research methodology of Marxism-Leninism, such as the Common Linkage Principle, Principles of Development, Historical Perspective - specifically to clarify dialectics - scientific in the thinking and action of Ho Chi Minh for diplomatic Vietnam 1945-1946. The dissertation is written under the main approach of Ho Chi Minh Studies, combining with the strengths and rational points of the field of international politics in accordance with the content requirements of the thesis.

Research methodology: The thesis uses the historical-logic method to analyze and interpret Ho Chi Minh's opinions, ideas and diplomatic activities, thus extracting general diplomatic points of view about Ho Chi Minh's diplomacy in the years 1945-1946; In addition, this method, through historical events, draws upon the inevitable processes that political actors must undertake. The thesis also uses other methods such as inductive, interpretive in the presentation of problems. etc.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- An overview of the research related to the topic aims to clarify the achievements and the missing aspects of the Ho Chi Minh diplomatic studies of 1945-1946.

- Inherit the strengths and rational basics of international politics to establish a diplomatic framework consistent with the topic.

- Clarifying issues of the world and Vietnam affecting diplomacy of Vietnam during 1945-1946.

- Clarifying the ideas and activities of Ho Chi Minh diplomacy in 1945-1946 (under the angle of modern international politics).

- Overview of the achievements and value of Ho Chi Minh's diplomatic theory in 1945-1946.

- Applying the values of Ho Chi Minh’s diplomatic theory in 1945-1946, proposing to build and develop Vietnam's diplomacy.

3.2. Conclusions

- In the years 1945-1946, under the leadership of President Ho Chi Minh, a diplomatic strategy was built systematically from the ground up. That diplomacy is a transparent, rational, mission-oriented diplomacy addressed the most essential goals that determine the survival of a nation and its secondary goals in support of its core goals. With this objective, Ho Chi Minh, along with Vietnamese officials and people, understood the benefits of fighting to the end, determined not to step back on the diplomatic front (such as political independence, unification to promote a positive image of the nation, etc.), and what are the secondary benefits, which may be delayed, may even be offered as a diplomatic tool (renaming the military, delaying the election, offering some economic benefits, etc).

- With the special circumstances of Vietnam after the August Revolution, Ho Chi Minh led and participated in building a system of basic strength, essential, diverse and comprehensive for the country. Power elements such as legality, military, economic, cultural-moral, national consensus, etc. played a very important role in helping Ho Chi Minh and his people achieve many important achievements from the diplomatic objectives set out.

- In sum, Ho Chi Minh, with the mainstream diplomatic thought, “firm in objectives, flexible instrategies and tactics in each level” were expressed specifically as the diplomatic ideology of “peace with China”, “Spearhead to the French colonialists”, “broaden friendly relations with international actors” through complementary strategies such as “lightning in time”, “more friends, fewer enemies”, “patience for detente”, “Principled concession”, “harmony to advance”, “deterrence”, “uphold the legal basis”, “expand and link the international interests”... directing for flexible, appropriate and effective diplomatic activities with each diplomatic object/ partner demonstrates the spirit of peace in Ho Chi Minh diplomacy in the years 1945-1946.

- Ho Chi Minh's ideas and diplomatic activities, implemented in less than two years (from August 1945 to December 1946) brought many important achievements. To the international, from a colony of land, strength and power of the Democratic Republic of Vietnam has been raised and disseminated in the eyes of many subjects of international relations. Ho Chi Minh also left the thoughts and experiences of diplomatic activities extremely important, achieving the long-term, medium-term and short-term strategic and suitable for Vietnam - a small emerging country - must deal with longstanding power. These are valuable values ​​thought, almost still remain effective if properly understood and applied properly in the current situation in Vietnam.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây