TTLA: Ứng dụng ngữ pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hành động cầu khiến trong giáo trình dạy tiếng Việt)

Thứ ba - 16/10/2018 04:24

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Lan Hương                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/09/1984                                                     4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định về việc thay đổi tên đề tài và người hướng dẫn.

- Quyết định về việc gia hạn thời gian học tập: từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.

7. Tên đề tài luận án: Ứng dụng ngữ pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hành động cầu khiến trong giáo trình dạy tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                         9. Mã số: 62 22 02 40

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

  - Đây là công trình khoa học đầu tiên trình bày và hệ thống hóa những quan điểm lý thuyết mới, hiện đại trong lĩnh vực ngôn ngữ học dạy tiếng, áp dụng cho việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Đó là các vấn đề về năng lực giao tiếp, lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, ngữ pháp giao tiếp… Luận án đã phân tích chi tiết việc ứng dụng ngữ pháp giao tiếp vào giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, cụ thể là giảng dạy hành động cầu khiến, trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

-  Luận án đã khảo sát 03 bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Kết quả khảo sát của luận án cho thấy thực trạng việc giảng dạy nội dung giảng dạy ngữ pháp về hành động cầu khiến trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay, so sánh với quan điểm trình bày và giảng dạy ngữ pháp giao tiếp.

- Luận án đã đề xuất thiết kế thử nghiệm phần nội dung ngữ pháp về hành động cầu khiến tiếng Việt theo mục đích giao tiếp, minh họa bằng một tiến trình giảng dạy ngữ pháp cụ thể kết hợp khảo nghiệm thực tế và thu được những kết quả khả quan.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

  - Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần tích cực vào việc biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và là tham khảo hữu ích cho công tác biên soạn từ điển, biên dịch, phiên dịch, so sánh đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác…

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

  - Từ những kết quả của luận án giúp mở ra hướng triển khai đa dạng khi áp dụng quan điểm giao tiếp cho các đơn vị ngữ pháp khác trong tiếng Việt và là cơ sở cho những thiết kế giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ toàn diện, hoàn chỉnh hơn trong tương lai.

14. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án:

- Vũ Lan Hương (2016), “Nâng cao năng lực giao tiếp cho người học tiếng Việt qua một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng cải biến để tạo câu đồng nghĩa cú pháp”, Giảng dạy và nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 247-259, ISBN 978-604-73-3750-7.

- Vũ Lan Hương (2017), “Ngữ pháp và giao tiếp: Một số hướng mới trong lý thuyết và thực hành”, Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 326-336, ISBN 978-904-62-8436-9.

- Vũ Lan Hương (2017), “Giảng dạy hành động ngôn từ tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp giao tiếp (dành cho người nước ngoài)”, Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,  tr. 412-419, ISBN 978-604-73-5445-0.

- Vũ Lan Hương (2017), “Định hướng giao tiếp với vấn đề giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như một ngoại ngữ”, Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc “Ngôn ngữ ở Việt Nam, hội nhập và phát triển” T. 2, NXB Dân trí, Hà Nội, tr.1707-1714, ISBN 978-604-88-5023-4.

- Vũ Lan Hương (2017), “Quan điểm về ngữ pháp giao tiếp trong chương trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ”, Tạp chí Từ điển học và Bách Khoa thư (6), tr. 208-215, ISSN 1859-3135.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Vu Lan Huong                        2. Sex: Female

3. Date of birth: 08/09/1984                                    4. Place of birth: Nam Dinh

5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, on 30/12/2013 by Rector of USSH, VNU Hanoi.

6. Changes in academic process:

- Decision on changing the name of thesis and supervisor.

- Decision on extension from 01/01/2017 to 31/12/2017.

7. Official thesis title: Applying communicative grammar in teaching Vietnamese language for foreigners (Study case: Vietnamese directive acts in Vietnamese language textbooks).

8. Major: Linguistics                                                            9. Code: 62 22 02 40

10. Supervisors: Associate Prof. Nguyen Thien Nam, PhD.

11. Summary of the new findings of the thesis:

- This is the first scientific work to present and systematize new theoretical perspectives in the field of linguistics, applied to teaching Vietnamese as a foreign language. These are the problems of communicative competence, second language acquisition theory, communicative grammar, so on. The thesis has analyzed in detail the application of communicative grammar in teaching Vietnamese as a foreign language, teaching Vietnamese directive acts in Vietnamese language textbooks.

- The thesis has examined 3 sets of Vietnamese textbooks for foreigners in Vietnam. The results of the thesis show that the current state of teaching grammatical content about Vietnamese directive acts in Vietnamese textbooks for foreigners today, compared with the point of view and presentation communicative grammar.

- The thesis proposes the experimental design of the grammatical content of the Vietnamese directive acts for several communication purposes, illustrated by a specific grammatical teaching process combining the actual assay and obtaining positive results

12. Practical applicability, if any:

The results of the thesis will contribute positively to the teaching as well as the development of Vietnamese teaching materials for foreigners. At the same time, the results of the thesis may also be useful references for dictionary compiling, translating, interpreting, comparing Vietnamese and other languages.

13. Further research direction, if any:

- From the results of the thesis, it helps to develop diversified orientations when applying communicative perspectives to other grammatical units in Vietnamese and is the basis for the more complete design of Vietnamese language teaching in the future.

14. Thesis-related publication:

- Vu Lan Huong (2016), “Improving communicative competence of foreigners by practicing changing synonymic structures exercises” in Researching and Teaching Vietnamese Studies – Some theoretical and practical issues, Ho Chi Minh National University Publisher, Ho Chi Minh, pp. 247-259, ISBN 978-604-73-3750-7.

- Vu Lan Huong (2017), “Grammar and communication: New direction in theory and practice” in Researching and Teaching Vietnamese Studies – Some theoretical and practical issues, Hanoi National University Publisher, Hanoi, pp. 326-336, ISBN 978-904-62-8436-9.

- Vu Lan Huong (2017), “Teaching Vietnamese speech acts from communicative grammatical point of view” in Researching and Teaching Vietnamese Studies, Ho Chi Minh National University Publisher, Ho Chi Minh,  pp. 412-419, ISBN 978-604-73-5445-0.

- Vu Lan Huong (2017), “A viewpoint about grammar in teaching foreign language, relating to teaching Vietnamese language for foreigners” in National Linguistics Conference (2), Dan Tri Publisher, Hanoi, pp. 1707-1714, ISBN 978-604-88-5023-4.

- Vu Lan Huong (2017), “The concept of communication grammar in teaching Vietnamese as a foreign language” in Lexicography & Encyclopedia, Hanoi, pp. 208 – 215, ISSN 1859-3135.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây