TTLA: Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

Thứ hai - 15/07/2019 03:26

Tên tác giả: Nguyễn Lê Hoài Anh

Tên luận án: Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

Ngành khoa học của luận án:  Khoa học xã hội

Chuyên ngành: Xã hội học                                    Mã số: 62 31 30 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận giáo dục và hòa nhập học đường của trẻ em có HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội, những rào cản mà các em đã và đang gặp phải trong quá trình này để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo cho các em quyền, nhu cầu được học tập hòa nhập như tất cả các trẻ em khác.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiếp cận và hòa nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được kết hợp sử dụng để thu thập thông tin cho đề tài gồm có: phân tích tài liệu, phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan về trẻ em nhiễm HIV/AIDS, luận án cho thấy phần lớn các công trình tập trung vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ, kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV/AIDS nhưng chưa có nghiên cứu độc lập nào về sự hoà nhập của các em trong trường học.

- Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về một số khái niệm và lý thuyết có liên quan, đồng thời tìm hiểu về các chính sách, pháp luật đối với quyền học tập của trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thực trạng HIV/AIDS ở Hà Nội và các bài học kinh nghiệm về đảm bảo quyền đi học và hoà nhập trong trường học cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

- Bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp điều tra định lượng và định tính của xã hội học, luận án đã chỉ ra thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ đánh giá của trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em không nhiễm HIV/AIDS, cha mẹ/người chăm sóc/giám hộ của các em, thầy cô giáo và các cán bộ giáo dục, luật pháp, y tế và chính quyền địa phương.

- Luận án đã chỉ ra các rào cản đến quá trình tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS như các đặc điểm dân số, xã hội thuộc cá nhân trẻ nhiễm HIV/AIDS; việc thực thi pháp luật, chính sách; nhận thức, thái độ và hành vi của người chăm sóc trẻ em nhiễm HIV và không nhiễm HIV, thầy cô giáo và của chính bản thân trẻ em.

- Luận án đã chỉ ra nhu cầu thiết yếu được học tập hoà nhập giống như bạn bè đồng trang lứa của trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

- Luận án đã đề xuất một số biện pháp, khuyến nghị nhằm đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

3.2. Kết luận

- Kể từ khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện năm 1981 và bùng phát trên toàn thế giới cho tới nay, các công trình nghiên cứu về HIV/AIDS rất đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực y tế, chăm sóc, điều trị và đối với những nhóm nguy cơ cao, là người trưởng thành. Trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được coi là thế hệ thứ ba nhưng là nhóm bị tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch này nhưng các nghiên cứu về nhóm trẻ này với những vấn đề các em đang đối mặt vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong số lượng đồ sộ những công trình về HIV/AIDS nói chung. Các nghiên cứu về trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng phần lớn tập trung vào lĩnh vực y tế, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, còn lĩnh vực giáo dục, quyền được học tập của các em mới chỉ được đề cập rải rác trong các nghiên cứu về HIV/AIDS nói chung. Đặc biệt mảng nghiên cứu về học tập hòa nhập cho trẻ nhiễm HIV/AIDS lại càng thiếu vắng, cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn.

- Để tìm hiểu thực tế tình hình tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS, các khái niệm: trẻ em nhiễm HIV/AIDS, tiếp cận giáo dục hoà nhập học được luận án đã được định nghĩa, thao tác hoá và lý thuyết xã hội hoá, kỳ thị được áp dụng vào phân tích, lý giải vấn đề nghiên cứu.  Các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền học tập, hoà nhập của trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thực trạng nhiễm HIV/AIDS và các bài học kinh nghiệm hoà nhập thành công cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS được tham khảo vào việc đề xuất các giải pháp đảm bảo quyền đi học và hoà nhập cho trẻ em nhiễm HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tất cả trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi trở lên tham gia khảo sát đều đã và đang được đi học, nhưng phần lớn trẻ dưới 6 tuổi lại không được đảm bảo quyền đi nhà trẻ, mẫu giáo. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong quá trình tiếp cận giáo dục của trẻ em nhiễm HIV/AIDS so với nhóm đối chứng và trong chính nhóm trẻ nhiễm HIV/AIDS sống tại Trung tâm 02 với trẻ sống tại cộng đồng. Theo đó, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt trẻ tại Trung tâm 02 gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại, gian nan nhất so với các nhóm trẻ khác để được đến trường.

- Mức độ hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS thấp hơn so với trẻ ở nhóm đối chứng, của trẻ nhiễm HIV sống tại Trung tâm 02 hạn chế hơn so với nhóm trẻ sống tại cộng đồng trên nhiều phương diện khác nhau. Theo đó, chỉ có trẻ em nhiễm HIV/AIDS sống tại cộng đồng và trẻ khối THPT sống tại Trung tâm 02 được học tập tại lớp học chung với trẻ không nhiễm HIV/AIDS trong trường học trên địa bàn sinh sống của mình, còn riêng nhóm trẻ khối tiểu học vẫn phải học cách ly tại lớp học riêng tại Trung tâm 02 và trẻ khối THCS phải học lớp học riêng trong trường cấp II. Kết quả học tập, sự tham gia hoạt động tập thể chung của trẻ em nhiễm HIV/AIDS thấp hơn nhưng những vấn đề tâm lý gặp phải lại nhiều hơn trẻ không nhiễm HIV/AIDS.

            - Nhờ vào những tiến bộ trong y tế giúp sức khoẻ của trẻ em nhiễm HIV/AIDS được cải thiện, sự triển khai mạnh mẽ của hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền học tập, giáo dục của trẻ em nhiễm HIV/AIDS cũng như nhận thức, sự quyết tâm đấu tranh của bố mẹ, người chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS nên quyền tiếp cận giáo dục của các em đã được đảm bảo. Tuy nhiên, những lo lắng, sợ hãi thái quá về nguy cơ lây truyền HIV/AIDS trong trường học của phụ huynh học sinh trẻ không nhiễm HIV/AIDS, thầy cô giáo; đặc thù chăm sóc y tế của trẻ nhiễm HIV/AIDS; sự tự kỳ thị của cha mẹ/người chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS; nhận biết về tình trạng sức khoẻ của bản thân trẻ nhiễm HIV/AIDS vẫn là những rào cản ảnh hưởng đến quá trình hoà nhập học đường của trẻ nhiễm HIV/AIDS.

- Sự triển khai quy định pháp luật triệt để, phối hợp đồng bộ các giải pháp của các Bộ, ban, ngành, của các lực lượng liên quan, nâng cao nhận thức của cộng đồng nguy cơ lây truyền về HIV/AIDS trong trường học, đặc biệt phát huy vai trò của ngành công tác xã hội, nhân viên tư vấn tâm lý học đường sẽ đảm bảo quyền và nhu cầu  học tập hoà nhập của trẻ em nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Le Hoai Anh

Thesis title: The situation of school’s access and inclusion of children infected by HIV/AIDS (Case study of Hanoi city)

Scientific branch of the thesis: Social science

Major: Sociology                                                    Code: 62 31 30 01

The name of postgraduate training institution: University of Social Science and Humanities, Hanoi National University.

1. Thesis purpose and objectives

1.1. Thesis purpose

This research aims to understand the situation of educational access and school’s inclusion of children infected by HIV/AIDS in Hanoi city, the barriers that they have been facing with in this process, then suggesting appropriate solutions to ensure the right and need of children living with HIV/AIDS for inclusive learning like all other children.

1.2. Thesis objectives

               Thesis objective is approaching and integrating school of children infected with HIV/AIDS in Hanoi

2. Research methods

               This thesis based on approaching methodology of children and people living with HIV/AIDS’s rights . The qualitative and quantitative research methods were used to collect datas including: document analysis, questionnaire interviews, in-depth interviews and focus group discussions.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Based on an overview of relevant studies on HIV/AIDS-infected children, the thesis shows that most of the researches focusing on the field of health, health care, stigma and discrimination with children infected by HIV/AIDS but lacking independent researches on their inclusion in school.

- The thesis has clarified the theoretical basis with a number of related definitions and theories and some laws, policies on the right to education of children infected by HIV/AIDS, the situation of HIV / AIDS in Hanoi and experience of ensuring attendance and inclustion in school of children infected by HIV/AIDS in Vietnam.

- By combining the use of quantitative and qualitative methods of sociology, the thesis has pointed out the situation of access and integration of children infected by HIV/AIDS from the assessment of children infected and non infected by HIV/AIDS, parents/caregivers/guardians of children, teachers and other officials.

- The thesis has pointed out barriers to the process of access and integration of children with HIV / AIDS such as demography and social characteristics of children infected with HIV/AIDS; law enforcement, policy; awareness, attitudes and behaviors of caregivers of HIV-infected and non-HIV-infected children, teachers and children.

- The thesis has pointed out the essential need of children infected by HIV/AIDS in inclusive learning like peers.

- The thesis has proposed a number of measures and recommendations to ensure the right to educational access and inclusion in school of children infected by HIV/AIDS.

3.2. Conclusions

- Since the HIV/AIDS epidemic appeared in 1981 and broke out all over the world so far, researches on HIV / AIDS were diverse in many different areas, including focusing on most in the field of health, care and treatment for high-risk adult groups. Children infected and affected by HIV/AIDS are considered the third generation but were the most vulnerable by this epidemic but studying the problems that they were to face with still limited  in the massive researches of HIV / AIDS in general. Studies on children infected and affected by HIV/AIDS were also largely focused on the health sector, stigma and discrimination, while the educational sector and their righs to learn are only scattered in some HIV/AIDS studies. Especially, the research on inclusive learning for children infected with HIV/AIDS is even more lacking, needing more attention.

- To understand the current situation of accessing and inclusing in the school of children infected with HIV/AIDS, some definitions such as children infected with HIV/AIDS, educational access and inclusive learning were defined in details. Socialization and stigma’s theories were applied to explain this research’s issues. The policies and laws relating to the learning and integrating rights of children infected with HIV/AIDS, HIV/AIDS epidemic and experience of successful inclusion for children infected with HIV/AIDS are referred to proposing solutions to ensure school attendance and integration for HIV- infected children in Hanoi city.

- All children infected with HIV/AIDS from 6 years old participating in this survey are attending school, but most children under 6 years old weren’t guaranteed the right to go to the kindergarten. This research showed that there was a difference in the process of educational access of children infected with HIV / AIDS compared to the control group and among the group of HIV / AIDS-infected children living in the Center 02 with the children living in the community. Accordingly, children infected with HIV/AIDS, especially children living in the Center 02 faced with a lot of issues in the attendance to school’s processes comparing to other groups.

- The level of inclusion in the school of children infected with HIV/AIDS was lower than children in the control group, the children infected with HIV/AIDS living in the Center 02 was more limited than whose living in the community in many different aspects. Therefore, only children infected with HIV/AIDS living in the community and whose of high schools living in the Center 02 were allowed to learn in the same class with children non infected with HIV/AIDS in their schools where they are living, but the group of primary school children still has to learn isolately at the private classes at the Center 02 and the secondary children has to attend separately classes in the secondary school. The grades and the participation in the school of children infected with HIV/AIDS are lower than  children without HIV/AIDS but their psychological problems are higher than the control group.

- Thanks to the advances in medical sector that improved the health of children infected with HIV/AIDS, the strong implementation of the legal system and policies related to the learning right of children infected with HIV/AIDS as well as the awareness and determination of parents and caregivers of children infected with HIV / AIDS, so their education access has been ensured. However, excessive worries and fears about the risk of HIV/AIDS transmission in schools by parents of children non infected with HIV/AIDS, teachers; health’s care of children infecte with HIV/AIDS; self stigmatization of parents/caregivers of HIV/AIDS-infected children; recognizing the health’s status of children with HIV/AIDS were the barriers affecting the integration’s process of children with HIV/AIDS.

- The thoroughly implementation of legal regulations, synchronous coordination of solutions of ministries, departments, raising awareness of the community about the risk of transmission of HIV/AIDS in schools, especially promoting the role of social workers, school psychology counselors will ensure inlusive rights and learning’s needs of children infected with HIV/AIDS in Hanoi city.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây