TTLA: Sự hài lòng với cuộc sống hôn nhân trong 5 năm đầu chung sống của các cặp vợ chồng tại Hà Nội

Thứ tư - 10/07/2019 03:57

Tên tác giả: Lưu Thị Lịch

Tên luận án: Sự hài lòng với cuộc sống hôn nhân trong 5 năm đầu chung sống của các cặp vợ chồng tại Hà Nội.

Ngành khoa học của luận án:  Tâm lý học

Chuyên ngành: Tâm lý học                                   Mã số: 62 31 04 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn về sự hài lòng với cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng trong 5 năm đầu chung sống tại Hà Nội; qua đó, đề xuất những biện pháp tâm lí – xã hội nhằm giúp các cặp vợ chồng tăng cường sự hài lòng với cuộc sống hôn nhân.

Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu mức độ hài lòng về cuộc sống hôn nhân và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng trong 5 năm đầu chung sống tại Hà Nội.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định lượng bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp, xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Mẫu nghiên cứu là 209 cặp vợ chồng đang chung sống trong thời gian 5 năm đầu tại Hà Nội.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Số liệu cho thấy đa số vợ chồng tham gia vào nghiên cứu này (78,5%) có mức độ hài lòng cao với cuộc sống hôn nhân. Chỉ có khoảng 6,5% số vợ chồng tham gia vào nghiên cứu này không hài lòng với cuộc sống hôn nhân.

Người chồng hài lòng với cuộc sống hơn người vợ. Người sống ở khu vực nội thành hài lòng với cuộc sống hôn nhân hơn người sống ở khu vực nội thành. Những người tốt nghiệp từ cao đẳng/đại học trở lên có mức độ hài lòng với cuộc sống hôn nhân cao hơn những người tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống. Những người chưa có con hài lòng với cuộc sống hôn nhân hơn những người có con. Những người kết hôn ở năm đầu tiên hài lòng hơn những người kết hôn trên 1 năm đến 5 năm.

Nghiên cứu đưa ra 5 yếu tố để xem xét sự ảnh hưởng tới sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng bao gồm: mối quan hệ vợ chồng, hành vi giao tiếp với người bạn đời, mức độ hòa hợp, sự hài lòng về ứng xử với người bạn đời và mức độ đáp ứng mong đợi về cuộc sống hôn nhân. Cả 5 yếu tố trên đều có mối tương quan thuận với sự hài lòng với cuộc sống hôn nhân ở mức tương đối chặt. Yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân là mối quan hệ vợ chồng, yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất là hành vi giao tiếp với người bạn đời.

      Luận án phân tích một số cặp vợ chồng điển hình cho thấy các cặp đôi chung sống trong cùng một cuộc hôn nhân nhưng có đánh giá, trải nghiệm và cảm nhận khác nhau về cuộc sống hôn nhân, kể cả trong trường hợp nhìn chung hai vợ chồng có mức độ hài lòng với cuộc sống hôn nhân như nhau.

3.2. Kết luận

- Trên cơ sở lựa chọn cách tiếp cận theo hướng Tâm lý học tích cực, luận án đã xây dựng khái niệm “sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân là cảm nhận tích cực của một người về chính cuộc sống hôn nhân dựa trên những cảm xúc, quan điểm và mong đợi của họ về cuộc sống hôn nhân”.

- Luận án đã mô tả được thực trạng mức độ hài lòng với cuộc sống hôn nhân và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng với cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng. Luận án cũng chỉ ra sự khác biệt về mức độ hài lòng về cuộc sống hôn nhân giữa các nhóm vợ chồng khác nhau.

- Luận án đã phân tích một số cặp vợ chồng điển hình cho thấy người vợ và người chồng có sự khác nhau về cảm nhận hài lòng, hạnh phúc với cùng một cuộc hôn nhân.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Lưu Thị Lịch

Thesis title: Marital satisfaction in the first 5 years of marriage couples in Hanoi.

Scientific branch of the thesis:

Major:  Psychology                                              Code: 62 31 04 01

The name of postgraduate training institution: University of Social sciences and Humanities, Ha Noi National University

1. Purpose and subject

1.1. Thesis purpose: to study theoretical and practical aspects of marital satisfaction in the first five years of marriage couple, thereby proposing psychological and social support to enhance the marital satisfaction for marriage couples.
1.2. Thesis subject: to examine the marital satisfaction level and factors influencing on the marital satisfaction of marriage couples in the first 5 years in Hanoi.

2. Research methods

The thesis uses a combination of qualitative and quantitative methods including: Document research, questionnaire, In-depth interview, data processing using mathematical statistics. The research sample is 209 couples living together during the first 5 years of marriage in Hanoi.

3. Major results and conclusions

3.1. Major results

The statistics shows that the majority of couples engaged in this research (78.5%) has high satisfaction level with married life. Only about 6.5% of couples engaging in this research are not satisfied with their married life.

The husbands tend to be more satisfied with their marriage than the wives. Those who live in the city’s inlying areas are happier with their married life than those who live in the suburbs. Those who graduated from colleges/ universities or achieved higher academic degrees are more satisfied with their married life than those who graduated from high school or lower level academic institutions. Those who have not had children are more satisfied with married life than couples with children. Couples who are in the first year of their marriage are happier than those who have been married for 1 to 5 years.

 The research evaluates 5 factors that directly affect the satisfaction level in married life of the couples, including: the intimate relationship between the husband and the wife, the communication they have with their life friend, the harmony level, the satisfaction level with the behaviors of the other half, and how much their spouse satisfies their expectations in the married life. All 5 factors above have a positive correlation with their satisfaction with married life in a high level. The factor that most affects the satisfaction of couples with their married life is the relationship between the husband and the wife, and the factor that least affects that satisfaction level is the communication behaviors with their spouse.

The thesis analyzed some typical couples, showing that the two people in the same marriage have different evaluations, experiences and feelings about their married life, even in the case that they both have the same satisfaction level with their married life.

 3.2. Conclusion

- On the basis of choosing the Positive Psychology approach, the thesis has built the definition “marital satisfaction is the positive feelings of one being about their married life based on their emotions, opinions and expectations about the married life”

- The thesis has described the reality of the satisfaction level with married life and analyzed some factors affecting the satisfaction of some couples with their married life. The thesis also points out the differences in the satisfaction level with married life among different groups of married couples.

-The thesis has analyzed some typical married couples, which shows that between the wife and the husband, the satisfaction level, and the happiness they experience are different in the same marriage.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây