TTLA: Ngoại giao văn hóa Mỹ (2001 – 2016)

Thứ năm - 11/07/2019 04:45

Tên tác giả: Nguyễn Văn Duẩn

Tên luận án: Ngoại giao văn hóa Mỹ (2001 – 2016)

Ngành khoa học của luận án: Quốc tế học

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                Mã số: 62 31 02 06

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ và quá trình triển khai chính sách này trong thời gian 2001-2016, để từ đó rút ra được kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác ngoại giao văn hóa cũng như trong quan hệ với Mỹ.

Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, luận án đã thực hiện các nhiệm vụ sau:

  1. Phân tích cơ sở lý luận, cơ sở lịch sử và các nhân tố chính có tác động đến ngoại giao văn hóa Mỹ giai đoạn 2001-2016;
  2. Phân tích quan điểm, mục tiêu và cách thức triển khai chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống G.W.Bush (2001-2008) và Barack Obama (2009-2016);
  3. Nhận xét về đặc điểm của ngoại giao văn hóa Mỹ; Chỉ ra những thành tựu và một số vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện ngoại giao văn hóa Mỹ;
  4. Bên cạnh đó, luận án cũng tìm hiểu về hoạt động ngoại giao văn hóa Mỹ với Việt Nam và những tác động chính trong quan hệ hai nước, từ đó đưa ra một số kiến nghị về ngoại giao văn hóa cho Việt Nam.

          Thứ hai, đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

          Nghiên cứu chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ có liên quan đến các vấn đề quốc tế và khu vực, diễn ra trong một giai đoạn nhất định nên các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án. Các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế mà luận án sử dụng như: phương pháp phân tích chính sách, phương pháp hệ thống-cấu trúc, phương pháp phân tích quyền lực,....

          Ngoài ra, luận án cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp quan sát, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp thống kê, ...Phương pháp nghiên cứu mô tả lịch sử, phương pháp lịch đại và đồng đại nhằm giúp tái hiện bức tranh toàn cảnh và quá trình phát triển của chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ qua các thời kì. Phương pháp logic, so sánh lịch sử được sử dụng để lí giải các hiện tượng diễn ra, phân tích nguyên nhân chi phối sự vận động, so sánh sự thay đổi về quy mô, chất lượng thực hiện, triển khai chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ. Phương pháp hệ thống được sử dụng để đặt chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ trong tương quan với bối cảnh thế giới, khu vực và trong quan hệ đối ngoại của Mỹ nói riêng. Qua đó, những nhân tố chi phối tới chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ đầu thế kỷ XXI cũng được làm rõ.Trong khi đó, phương pháp phân tích quyền lực để giúp nhận thấy vai trò và vị trí của ngoại giao văn hóa đối với quyền lực mềm của quốc gia.Phương pháp thống kê nhằm tập hợp và hệ thống hóa thông tin, dữ liệu để làm minh chứng.

          Tóm lại, do tính chất liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu quan hệ quốc tế nói riêng nên những phương pháp nghiên cứu kể trên sẽ được kết hợp và vận dụng trong luận án một cách linh hoạt. Việc kết hợp những phương pháp nghiên cứu sẽ giúp nghiên cứu sinh xem xét chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ trong một cấu trúc hoàn chỉnh gồm nhiều nhân tố tác động qua lại, vận động theo trục thời gian với nhiều biến động của bối cảnh toàn cầu, khu vực. Đồng thời, việc áp dụng các phương pháp như vậy cũng giúp nhận biết được đặc điểm, thành tựu và một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động ngoại giao văn hóa Mỹ.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Trước hết, đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đề tài ngoại giao văn hóa của Mỹ trong giai đoạn 2001-2016. Công trình hi vọng sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới và hệ thống tư liệu về cách thức nước Mỹ sử dụng, triển khai công cụ văn hóa để thực hiện mục tiêu nâng cao hình ảnh của nước Mỹ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện đang có sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi giữa các cường quốc ở khu vực trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh

          Thứ hai, về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm một số cơ sở lí luận về những khía cạnh của ngoại giao văn hóa nói chung với nhiều phương diện khác nhau như khái niệm, cơ sở lý luận, mối liên hệ với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. 

          Thứ ba, luận án cũng đề cập phân tích những khía cạnh về chính sách ngoại giao văn hóa Hoa Kỳ sẽ giúp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ, giữa Mỹ với các nước trên thế giới. Các học giả và các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã nghiên cứu về quyền lực mềm và ngoại giao văn hóa trong nhiều thập kỷ nay. Công trình này nghiên cứu về quyền lực mềm của Mỹ và việc gia tăng sức mạnh mềm đó thông qua ngoại giao văn hóa có thể giúp cho Việt Nam rút ra được những bài học quan trọng vừa để gia tăng tiềm lực quốc gia, đồng thời cũng là để thúc đẩy quan hệ ngoại giao văn hóa với Mỹ. 

          Cuối cùng, về mặt tư liệu, luận án tập hợp và xử lý được các tài liệu tham khảo trong nước và ngoài nước, có liên quan tới nhiều vấn đề, lĩnh vực của ngoại giao văn hóa, ngoại giao công chúng và quyền lực mềm để nghiên cứu phân tích. Nguồn tài liệu này không chỉ phục vụ cho hoàn thành luận án mà còn là cơ sở để những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu. Không những vậy, luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập đối với những người quan tâm đến ngoại giao văn hóa Mỹ.

3.2. Kết luận

- Cũng giống như nhiều quốc gia- dân tộc khác, kể từ khi có được độc lập, nước Mỹ đã bắt đầu thực hiện chính sách đối ngoại và triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa, quảng bá văn hóa và các giá trị của Mỹ ra với thế giới. Nước Mỹ đã bắt đầu sử dụng đến ngoại giao văn hóa từ những năm 1930 nhằm chống lại việc tuyên truyền của Đức Quốc xã tại Mỹ Latinh (Cummings Milton, p.1). Ngoại giao văn hóa Mỹ được tăng cường và thể hiện được vai trò vô cùng quan trọng trong suốt Chiến tranh Lạnh bằng nhiều chương trình khác nhau với những đối tượng khác nhau. Bộ Ngoại giao Mỹ đã tìm kiếm việc sử dụng những chương trình trao đổi văn hóa để thúc đẩy quan hệ với các nước khác và tăng cường hình ảnh của Mỹ ở nước ngoài. Ngoại giao văn hóa Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Kết thúc thế kỷ XX, nước Mỹ đã có ảnh hưởng văn hóa khá lớn trên phạm vi toàn cầu. Ngoại giao văn hóa Mỹ đã đóng góp cho vị thế siêu cường và gia tăng thêm sự bá quyền của nước này, đồng thời tạo ra sức hút đáng kể cho văn hóa Mỹ. 

Bước vào thế kỷ XXI, ngoại giao văn hóa Mỹ đã chuyển sang thời kỳ mới với những phát triển mới dưới thời hai Tổng thống G.W.Bush và Barack Obama.Dưới tác động của những nhân tố ngoại sinh và nội sinh trong giai đoạn 2001-2016, hoạt động ngoại giao văn hóa Mỹ đã có nhiều thay đổi trong mục tiêu, thể chế, nội dung và cách thức triển khai. Ngoại giao văn hóa Mỹ có được sự thay đổi như vậy nhờ có một nền tảng vững chắc và kế thừa những thành tựu của các giai đoạn trước đây.Nhìn chung, ngoại giao văn hóa Mỹ thời kỳ này đã  có sự phát triển tiếp tục dù không hẳn là đều. Tuy vậy, ngoại giao văn hóa Mỹ dưới thời Tổng thống G.W.Bush và Barack Obama có một số điểm đáng chú như: hoạt động gắn liền với ngoại giao công chúng, được tổ chức trên hai cấp độ là nhà nước và phi nhà nước với sự tham gia của các chủ thể phi chính phủ nhưng giữ vững vai trò chủ đạo của nhà nước, tận dụng và kết hợp với các doanh nghiệp để tranh thủ kênh kinh tế cho truyền bá giá trị văn hóa, kiên định với mục tiêu trong chính sách đối ngoại quốc gia, gắn ngoại giao văn hóa với mục tiêu phát triển sức mạnh mềm, điều chỉnh hay thay đổi linh hoạt cơ cấu tổ chức tùy theo thực tế từng giai đoạn với sự tập trung vào cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Ngoại giao, thường xuyên đổi mới và đa dạng hóa các hình thức hay cách thức hoạt động... Trong các điểm này, có điểm là mới nhưng đa phần là sự tiếp tục của các thời kỳ trước nhưng đã được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu và tình mới. Những đặc trưng này có thể giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm cho việc phát triển ngoại giao văn hóa của nước nhà. 

Nhìn chung, ngoại giao văn hóa Mỹ đã đóng góp đáng kể cho nước Mỹ như góp phần cải thiện hình ảnh nước Mỹ trên thế giới, giúp gia tăng ảnh hưởng văn hóa trên phạm vi thế giới, góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp của Mỹ,... Vì thế, ngoại giao văn hoá ngày càng được Mỹ quan tâm, coi trọng và được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng làm nên sức mạnh mềm của Mỹ.Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của nước Mỹ vẫn là việc cải thiện hình ảnh đất nước trong thế giới Hồi giáo, sự quay lưng của các nước Mỹ Latinh hay uy tín của Mỹ ở các nước phương Tây cũng chưa hoàn toàn hồi phục như trước. Nguyên nhân chính bởi chính sách ngoại giao của chính quyền G.W.Bush đã ảnh hưởng nặng nề, để lại hậu quả nghiêm trọng. Những thay đổi trong chính sách đối ngoại, trong đó có ngoại giao văn hóa dưới thời Tổng thống Barack Obama đã dần dần mang lại những tín hiệu tích cực hơn cho Mỹ. Những bài học về sự thất bại, những tồn tại trong việc hoạt động ngoại giao văn hóa sẽ thúc đẩy Mỹ tiếp tục tăng cường chính sách đối ngoại về văn hóa, ngoại giao nhân dân bên cạnh những nỗ lực của ngoại giao nhà nước. Xu hướng đó đã góp phần củng cố vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế.

Hiện nay, tất cả các nước đều coi trọng lợi ích quốc gia khi thực thi chính sách đối ngoại. Đối với Việt Nam, xác định đường lối đối ngoại mà đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu hàng đầu là vừa phù hợp với xu thế chung, vừa phù hợp với tình hình của đất nước. Việt Nam có mối quan hệ chiến lược với Mỹ, do đó, cần nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng đắn những diễn biến mới trong chính sách đối ngoại nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng của Mỹ để đưa ra được chủ trương chính sách đối ngoại kịp thời, thích hợp. Kinh nghiệm từ hoạt động ngoại giao văn hóa của một siêu cường như Mỹ cũng có giá trị tham khảo rất lớn, gợi mở cho Việt Nam về cách ứng xử với các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, trong lĩnh vực văn hóa, mỗi quốc gia có một bản sắc khác nhau nên Việt Nam vẫn cần phải lựa chọn cách đi riêng cho mình. Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, tình hình quốc tế còn nhiều bất trắc khó lường thì ngoại giao văn hóa Việt Nam cần nắm bắt được thực tiễn, phải sử dụng phương thức ngoại giao thích hợp, khéo léo nhưng kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng và dài hạn của quốc gia, đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế để giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh lợi ích quốc gia, phát huy lợi thế so sánh trong đó có bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên sức mạnh để phát triển, đồng thời giành được sự tôn trọng của các nước và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.

Thay cho lời kết, nghiên cứu sinh cho rằng nếu như tất cả các quốc gia chỉ cần dành thêm một phần kinh phí cho ngoại giao văn hóa bớt từ ngân sách chi cho việc mua sắm, sử dụng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân thì thế giới chúng ta đang sống chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

Author's name: Nguyen Van Duan

Thesis title: American cultural diplomacy (2001 - 2016)

Scientific field of the thesis: International studies

Major: International Relations Code: 62 31 02 06

Name of post-graduate training unit: University of Social Sciences and Humanities - Hanoi.

1. The purpose and object of the thesis research

First, the research purpose of the thesis is to clarify the American cultural diplomacy policy and the process of implementing this policy in the period of 2001-2016, from which to draw experiences for Vietnam in the field  cultural diplomacy as well as in relations with the United States. In order to achieve that purpose, the thesis has carried out the following tasks:

             1. Analysis of rationale, historical basis and key factors affecting US cultural diplomacy in the period of 2001-2016;

             2. Analyze the views, goals and ways of implementing American cultural diplomacy during the term of President G.W.Bush (2001-2008) and Barack Obama (2009-2016);

             3. Comments on the characteristics of American cultural diplomacy; Point out achievements and some outstanding issues in implementing American cultural diplomacy;

             4. Besides, the thesis also learns about US cultural diplomacy with Vietnam and the main impacts in relations between the two countries, thereby giving some recommendations on cultural diplomacy for Vietnam.

Second, the research object of the thesis is American cultural diplomacy.

2. Research methods used

The study of American cultural diplomacy related to regional and international issues, taking place in a certain period, so methods of international relations research are the main method used in the thesis. The methods of international relations research to be used in this thesis such as: policy analysis methods, system-structure methods, methods of power analysis, ....

In addition, the thesis also uses other scientific research methods such as observation methods, historical methods, logical methods, methods of comparing history, statistical methods, ... Research methods saving descriptions of historical, contemporary and contemporary methods as well  to help recreate the overall picture and development process of American cultural diplomacy through the period. Logical methods, historical comparisons are used to explain the phenomena taking place, analyze the causes of the movement, compare the changes in scale, quality of implementation of American cultural diplomacy. The systematic method used to set American cultural diplomacy in relation to the world, regional and foreign relations in the US in particular. Thereby, the factors influencing American cultural diplomacy in the early 21st century are also clarified. Meanwhile, the method of power analysis helps to recognize the role and position of cultural diplomacy for the national soft power. Statistical methods to gather and systematize information and data to demonstrate.

In summary, due to the interdisciplinary and multi-disciplinary nature of social sciences in general and the study of international relations in particular, the above research methods will be combined and applied in the thesis flexibly. The combination of research methods will help PhD students consider American cultural diplomacy in a complete structure with many interactions, time-axis movement with many changes of context. global, regional. At the same time, the application of such methods also helps to identify characteristics, achievements and some outstanding issues in American cultural diplomacy.

3. Main results and conclusions

3.1. Main results

First of all, this is the first project in Vietnam to study the topic of cultural diplomacy of the US in the period of 2001-2016. The work is expected to contribute a new perspective and documentation system on how the US uses and implements cultural tools to achieve the goal of improving the image of the United States. This is particularly important in the context of the ongoing struggle for influence and rights among regional powers in the post Cold War era.

Secondly, in terms of theory, the thesis contributes some theoretical basis to aspects of cultural diplomacy in general with many different aspects such as concepts, rationale, foreign relations. political and economic diplomacy.

Thirdly, the thesis also mentioned analyzing aspects of US cultural diplomacy that will help promote the relationship between Vietnam and the US and the US and other countries in the world. American scholars and policymakers have been studying soft power and cultural diplomacy for decades. This work examines American soft power and the increase in that soft power through cultural diplomacy can help Vietnam draw important lessons to both increase the national potential and at the same time. is also to promote cultural diplomatic relations with the United States.

Finally, in terms of materials, the thesis gathers and handles domestic and foreign references, relating to many issues and areas of cultural diplomacy, public diplomacy and soft power to study analysis. This source of materials not only serves to complete the thesis but also serves as a basis for those interested in continuing to study. Not only that, the thesis can also be used as a reference materials for teaching and learning of those who are interested in the American cultural diplomacy.

3.2. Conclude

Like many other counties and nations, since independence, the United States has begun to implement foreign policy and implement cultural diplomacy, cultural promotion and values of the America out to the world. The United States began using cultural diplomacy from the 1930s against Nazi propaganda in Latin America (Cummings Milton, p.1). American cultural diplomacy was strengthened and demonstrated a very important role during the Cold War with many different programs for different subjects.

The US State Department has sought to use cultural exchange programs to promote relations with other countries and to strengthen the image of the United States abroad. American cultural diplomacy has achieved great achievements, chieflly during the Cold War period. At the end of the twentieth century, the United States had a rather large cultural influence on the global scale. American cultural diplomacy has contributed to the superpower position and added to the country's hegemony, while creating significant attraction for American culture.

Entering the twenty-first century, American cultural diplomacy turned to a new era with new developments under the presidents of G.W.Bush and Barack Obama. Under the impact of exogenous and endogenous factors in the 2001 period 2016, American cultural diplomacy has many changes in objectives, institutions, content and ways of implementation. American cultural diplomacy has achieved such a change thanks to a solid foundation and inherits the achievements of previous periods. In general, American cultural diplomacy during this period has continued to develop although not  equal. However, American cultural diplomacy under President George W. Bush and Barack Obama has some notable points: activities associated with public diplomacy, held on two levels, state and non-state with participation of non-governmental actors but maintaining the leading role of the state, taking advantage of and combining with businesses to enlist the economic channel to spread cultural values, be consistent with the goals in national foreign policy, attaching cultural diplomacy with the goal of developing soft power, flexibly adjusting or changing the organizational structure according to the reality of each stage with the focus on the specialized agency of the Ministry of Foreign Affairs, constantly innovating and diversifying forms or ways of operation ...

In these points there are new points, but most are the continuation of the previous periods but have been adjusted to suit the new requirements and new situations. These characteristics can help us gain experience for the development of cultural diplomacy in our country.

In general, American cultural diplomacy has contributed significantly to the United States as contributing to improving the image of the United States in the world, helping to increase cultural influence in the world, contributing to increasing the synergy. of the US, ... Therefore, cultural diplomacy is increasingly concerned and respected by the United States and is considered an important component of America's soft power. However, the biggest difficulty of the country The United States is still improving the image of the country in the Muslim world, the turn of Latin American countries or the prestige of the United States in Western countries has not fully recovered as before.

The main cause of the foreign policy of the G.W.Bush administration has seriously affected, leaving serious consequences. Foreign policy changes, including cultural diplomacy under President Barack Obama, have gradually brought more positive signals to the United States. Lessons of failure, shortcomings in cultural diplomacy will prompt the US to continue strengthening its foreign policy of culture and people's diplomacy in addition to the efforts of state diplomacy. That trend has contributed to strengthening America's position in the international arena.

Currently, all countries value national interests when implementing foreign policy. For Vietnam, determining the foreign policy that puts national and ethnic interests at the forefront is both in line with the general trend and in line with the situation of the country. Vietnam has a strategic relationship with the United States, so it is necessary to deeply understand and properly evaluate the new developments in foreign policy in general and cultural diplomacy in particular of the United States to make policy. timely and appropriate foreign policy. Experience from cultural diplomacy of a superpower like the US also has great reference value, suggesting to Vietnam how to deal with other countries in the world and in the region.

However, in the cultural field, each country has a different identity, so Vietnam still needs to choose its own way. In the context of the rapidly changing world, the international situation has many unpredictable uncertainties, Vietnamese cultural diplomacy needs to grasp the reality, must use appropriate and skillful diplomatic methods but resolutely protect the legitimate and long-term interests of the country, and coordinate closely with political diplomacy and economic diplomacy to maintain a peaceful environment and facilitate the promotion of national interests and promote benefits. comparisons in which there is national cultural identity, creating the power to develop, and at the same time gaining the respect of the countries and being worthy in the international arena.

Instead of a conclusion, the researcher said that if all countries only need to spend an extra share of cultural diplomacy from the budget spent on procurement and use of conventional weapons and particle weapons, the world we are living will surely be greatly different.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây