Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị Thu Trang 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/9/1981 4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/QĐ-SĐH ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 3203/QĐ-XHNV ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn v/v kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X.
- Quyết định số 754/QĐ-XHNV ngày 26/3/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn v/v điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu của Quốc hội cần nộp vào lưu trữ cơ quan.
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học 9. Mã số: 62.32.24.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Xuân Chúc.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về khoa học lưu trữ nói chung và về xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ cơ quan nói riêng.
- Luận án đã khẳng định tầm quan trọng của xây dựng danh mục nguồn, thành phần tài liệu vào lưu trữ cơ quan nói chung và của QH nói riêng.
- Luận án đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học xây dựng danh mục nguồn và danh mục thành phần tài liệu của QH nộp lưu vào lưu trữ cơ quan; nghiên cứu đề xuất quy trình, phương pháp xây dựng và đề xuất danh mục các cơ quan, đơn vị, cá nhân là nguồn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan của Quốc hội và danh mục thành phần tài liệu của QH nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.
- Luận án đưa ra những đề xuất nội dung để hoàn thiện hệ thống pháp luật lưu trữ nói chung và công tác nộp lưu tài liệu vào lưu trữ cơ quan nói riêng.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo quan trọng để xây dựng văn bản quy định, hướng dẫn về nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu của QH nộp lưu vào trữ cơ quan VPQH; định hướng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản cũng như thực hiện khâu nghiệp vụ lưu trữ của Quốc hội, như xây dựng, hoàn thiện bảng thời hạn bảo quản Phông lưu trữ Quốc hội, xây dựng khung phân loại thông tin, số hóa tài liệu Phông Quốc hội,...; góp phần nâng cao chất lượng công tác lưu trữ và hiệu quả hoạt động của QH, UBTVQH các cơ quan của QH, các cơ quan thuộc UBTVQH và VPQH; làm căn cứ để xây dựng văn bản định hướng thu thập tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, góp phần tránh sự thất thoát tài liệu và phát huy giá trị tài liệu của Phông Lưu trữ QH cũng như Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Qua bản danh mục nguồn và danh mục thành phần tài liệu của QH nộp vào lưu trữ cơ quan cho cái nhìn tổng quan về tổ chức bộ máy, hoạt động, quy trình làm việc và sự hình thành tài liệu của QH, các cơ quan của QH, cơ quan thuộc UBTVQH và VPQH. Luận án có thể là tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo lưu trữ học và những độc giả quan tâm nghiên cứu.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Kết quả nghiên cứu của Luận án làm cơ sở để nghiên cứu các vấn đề như nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện bảng thời hạn bảo quản Phông lưu trữ Quốc hội, xây dựng khung phân loại thông tin, số hóa tài liệu Phông Quốc hội, phát huy giá trị tài liệu Phông Quốc hội,...
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1) Đặng Thị Thu Trang, đồng tác giả (2010), “Lập hồ sơ công việc tại Văn phòng Quốc hội, thực trạng và giải pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội.
2) Đặng Thị Thu Trang (2014), “Thực trạng công tác lập hồ sơ công việc tại Văn phòng Quốc hội từ khi Luật lưu trữ có hiệu lực và một số đề xuất, kiến nghị”, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam (8), tr.45-49.
3) Đặng Thị Thu Trang (2014), “Công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan”, tham luận tại Hội nghị khoa học: Công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan - Thực trạng và giải pháp, Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ.
4) Đặng Thị Thu Trang, đồng tác giả (2015), “Công tác lập hồ sơ, quản lý và lưu trữ tài liệu điện tử tại Văn phòng Quốc hội - thực trạng và một số kiến nghị”, tham luận tại Hội nghị khoa học: Lập hồ sơ điện tử và lưu trữ tài liệu tài liệu điện tử, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Bộ Nội vụ.
5) Đặng Thị Thu Trang (2018), “Thực tiễn công tác lưu trữ tại Văn phòng Quốc hội sau 7 năm thi hành Luật lưu trữ - những khó khăn, vướng mắc và một số đề xuất”, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam (7), tr.21-25.
1. Full name: Dang Thi Thu Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 04/9/1981 4. Place of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number: 2213/QĐ-XHNV-SĐH; Dated November 21th, 2011 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- Decision No. 3203/QĐ-XHNV dated 31/12/2014 by the Rector of University of Social sciences & Humanities on extension of study time for Ph.D candidates in QH-2013-X course.
- Decision No. 754/QĐ-XHNV dated 26/3/2019 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities on the change of thesis topic for doctoral students.
7. Official thesis title: Establishing the transfer lists of the National Assembly’s sources and materials deposited to the agency archive.
8. Major: Archival studies 9. Code: 62.32.24.01
10. Supervispors: Assoc.Professor. PHD. Dao Xuan Chuc
11. Summary of the new findings of thesis:
- The thesis contribute to improve the theoretical system of archival science in general and on the transfer lists of archival sources and materials submitted to the agency archive of the agency in particular.
- The thesis has confirmed the importance of establishing the transfer lists of archival sources and materials deposited to the archives of agencies in general and of the National Assembly in particular.
- The thesis has focused on clarifying the scientific basis to establishing the transfer list of archival sources and materials deposited to the agency archives; Studying and proposing procedures and methods for making establishing the transfer list of archival sources and materials deposited to the agency archives; Proposing the list of agencies, units and individuals as sources to be deposited into the National Assembly's archives and the National Assembly's list of documents to be archived into the archives.
- The thesisn proposes content to improve the archival legal system in general and the work of depositing documents into agency archives in particular.
12. Practical applicability:
The thesis provides the basis for the practical application of theories, the procedures and methods of establishing the transfer list of archival sources and materials of the National Assembly to be stored in the archives; Proposing the detail transfer lists of archival sources and materials submitted to the agency archive. The research results of the dissertation are important references that serves enacting the regulations or guidelines in term of the archival sources and materials deposited to the ONA’s archive; To help study and optimize the system of regulations as well as the implementation of the archival business of the National Assembly, such as building and complete the retention schedule of the National Assembly Archival Fond, creating the archival classification scheme, digitizing archival records...; contributing to improve the quality of archives and operative process of the National Assembly and the related agencies; Based on the transfer list mentioned above, guidelines on collecting archives to the National Archives are established in order to avoid losing archival records as well as promoting the values of Archival Fond of National Assembly in particular and the National Fond in general.
Besides, the transfer lists also provides an overview of the organizational structure, operation, work process and document’s history of the National Assembly, of the National Assembly’s agencies , the department of the Standing Committee of the National Assembly and the ONA. The thesis may be a reference for archival training institutions and readers interested in the field of research.
13. Futher research directions:
The research result would be the foundation for researching the many issues such as studying, building and finishing the retention schedule, archival classification scheme, digitization of archival records, promoting the values of the National Assembly Archival Fond…
14. Thesis-related publications:
1) Dang Thi Thu Trang, same author (2010), “Establishment working file in office of National Assembly, the situation and solutions”, Science research topic, The Office of National Assembly.
2) Dang Thi Thu Trang, (2014), “Situation of establishing working file in Office of National Assembly since the enacting of archives law and some proposals”, Vietnam Records Management and Archives Review (8), pp.45-49.
3) Dang Thi Thu Trang, (2014), “Establishment records and deposited documents to the agency archive”, Presentation at the Scientific Workshop: Establishment records and deposited documents to the agency archive - the situation and solutions, State Records and Archives Department, Ministry of Home Affairs of the Socialist Repbublic of VietNam.
4) Dang Thi Thu Trang, same author (2015), “Establishment, management of electronic records and digital archives in Office of National Assembly, the situation and some proposals”, Presentation at the Scientific Workshop: Establishment of electronic records and digital archives, HaNoi University of Home Affairs, Ministry of Home Affairs of the Socialist Repbublic of VietNam.
5) Dang Thi Thu Trang, (2018), “Situation of archiving in Office of National Assembly after 7 years of implementing the Archives Law, the difficulties, exist problems and some suggestions”, Vietnam Records Management and Archives Review (7), pp.21-25.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn