Ngôn ngữ
Tên tác giả: NGUYỄN VĂN KHU
Tên luận án: Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1994 đến nay
Ngành khoa học của luận án: Quốc tế học
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 62 31 02 06
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng của hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TBD) từ năm 1994 tới nay, trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - TBD.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, để luận giải cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực.
- Sử dụng phương pháp lịch sử, lô-gic, hệ thống - cấu trúc, so sánh, đối chiếu, nghiên cứu tài liệu và S.W.O.T để phân tích quá trình hình thành và phát triển của các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, cũng như đánh giá về những mặt mạnh, yếu, thời cơ và thách thức đối với hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực.
- Sử dụng phương pháp dự báo để đánh giá xu hướng phát triển của các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương đến năm 2030, từ đó gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam thời gian tới.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Luận án đưa ra khung lý thuyết làm sáng tỏ về hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - TBD và hệ thống hóa quan điểm của lý thuyết quan hệ quốc tế liên quan đến hợp tác quốc phòng đa phương.
Luận án hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển; những đóng góp và hạn chế của các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực châu Á - TBD đối với cục diện an ninh ở khu vực.
Luận án rút ra các đặc điểm của hình thức hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, phân tích những yếu tố tác động, vị trí và vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương đối với cục diện an ninh - chính trị ở khu vực châu Á - TBD.
Luận án nghiên cứu về quá trình tham gia của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực; phân tích, đánh giá về những đóng góp của hợp tác quốc phòng đa phương đối với quá trình thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập của Việt Nam, cũng như điểm tồn tại và hạn chế của nó, từ đó gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng đa phương trong thời gian tới.
Luận án tạo thêm cơ sở lý luận cho việc đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tham gia các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập quốc tế về quốc phòng.
3.2. Kết luận
Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực châu Á - TBD được hình thành chủ yếu do sự mất cân bằng trong cán cân quyền lực, đe dọa đến an ninh và ổn định ở khu vực, cũng như sự nổi lên của các thách thức an ninh phi truyền thống. Định dạng hợp tác quốc phòng đa phương đã trở thành một xu hướng chính, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự an ninh khu vực.
Có nhiều nhân tố tác động và chi phối chương trình nghị sự và hiệu quả hợp tác các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực này, trong đó các nước lớn luôn đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt, thậm chí là chi phối chương trình nghị sự và hoạt động hợp tác của các cơ chế quốc phòng đa phương.
Các nước vừa và nhỏ, tổ chức khu vực (ASEAN) tuy có vai trò nhất định trong các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương, nhưng phải đối mặt với lựa chọn khó khăn trong cuộc cạnh tranh nước lớn, thường bị chi phối rất lớn bởi sự tác động của các nước lớn trong và ngoài khu vực khi ứng xử trong các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương.
Tuy hiệu quả còn hạn chế nhưng cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực cho đến nay đã có những đóng góp nhất định trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực, bước đầu dung hòa và cân bằng lợi ích giữa các nước lớn, góp phần vào duy trì hòa bình, ổn định tương đối cho khu vực.
Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, kể cả chính thức hay không chính thức, còn tương đối lỏng lẻo, tính ràng buộc của các nguyên tắc, luật chơi chưa cao, cơ chế cưỡng chế chưa hiệu quả.
Hợp tác quốc phòng đa phương là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam, nhưng bước đầu đã khẳng định được vị trí, vai trò và đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của chính sách đối ngoại mở cửa, hội nhập với thế giới. Trong thời gian tới, hợp tác đa phương của Việt Nam cần nâng tầm, hướng tới phát triển các định đạng hợp tác phù hợp với lợi ích, khả năng và trình độ phát triển của Việt Nam, cũng như hài hòa giữa lợi ích của Việt Nam với các nước trong khu vực; theo đó cần tích cực, chủ động định hình định dạng hợp tác quốc phòng đa phương theo hướng đan xen, đa tầng nấc, cân bằng quyền lực, hài hòa lợi ích các nước để phát huy vai trò của các nước nhỏ, các nước tầm trung, trong đó có Việt Nam.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: NGUYEN VAN KHU
Thesis title: Multilateral Defense Cooperation in the Asia - Pacific region since 1994
Scientific branch of the thesis: International Study
Major: International Relations Code: 62 31 02 06
1. The name of postgraduate training institution: Thesis purpose and objectives
- Thesis purpose: Based on theory framework and practices of multilateral defense cooperation in Asia - Pacific region from 1994 to present, the thesis outlines recommendations for promoting the better outcomes of Vietnam's multilateral defense cooperation in future.
- Study subject: Research on theory and practices related to multilateral defense cooperation in Asia-Pacific Region.
- Thesis objectives:
(1) Analyze the theory framework and practices of multilateral defense cooperation in Asia-Pacific;
(2) Assess the achievements and shortcomings of multilateral defense cooperation in the region;
(3) Anticipate the possible trend of multilateral defense cooperation in the region up to 2030;
(4) Review the contributions and limitations of Vietnam's participation in the regional multilateral defense cooperation mechanisms;
(5) Suggest measures to push up the outcomes of Vietnam's multilateral defense cooperation in future.
2. Research methods
The thesis applies the following methods:
(1) Dialectical thinking and general analysis to study the theory framework and practices of the regional multilateral defense cooperation.
(2) Historical and logical analysis, systematic and structural analysis, comparative analysis, material research and S.W.O.T to study the establishment and development of the regional multilateral defense cooperation mechanisms and to assess the strengths and weaknesses; opportunities and challenges of the arrangements.
(3) Forecasting method to anticipate possible trends of the regional multilateral defense cooperation mechanisms; to suggest some recommendations for promoting the better outcomes of Vietnam's multilateral defense cooperation in the future.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- Provide the theory framework and the international relation theory perspectives on multilateral defense cooperation.
- Study the characteristics of the regional multilateral defense cooperation; analyze related sectors, positions and roles of multilateral defense cooperation to the regional politics and security situation in Asia-Pacific.
- Assess the establishment and development; contributions and limitations of multilateral defense cooperation to the regional security picture.
- Research the Vietnam's participation in the regional multilateral defense cooperation mechanisms; analyze the contributions to Vietnam's open policy and regional integration, as well as its limitations and shortcomings in order to suggest some measures to push up the better outcomes of the cooperation in future.
- Provide addtional theory and science foundation for policy makers for better outcomes of Vietnam's multilateral defense cooperation in future.
3.2. Conclusions
- Multilateral defense cooperation in Asia - Pacific region appears due to the regional imbalance of power that can threaten the regional security and stability, aligned with the rapid rise of nontraditional security challenges. The regional multilateral defense cooperation mechanisms have become the main trend and made great contribution to arranging the regional security order.
- There are several sectors that could influence agendas and outcomes of the regional multilateral defense cooperation organizations, of which, major powers play vital roles and driving forces, either to agenda and cooperations.
- Small and medium countries (including ASEAN members) may have possible contributions to the regional multilateral defense cooperation mechanisms; though, they are challenged by hard options in the competitive situation among major powers, even directed by one power's influence in the such mechanisms.
- Despite of limited outcomes, the regional multilateral defense cooperation mechanisms have made several achievements in accommodating and balancing the interests of major powers for sustainable peace and security in the region.
- The regional multilateral defense cooperation mechanisms are viewed as loosed platforms in terms of commitments, binding principles and laws.
- Multilateral defense cooperation is a new form of Vietnam's integration sectors. That has made several contributions to fulfil the country foreign policy.
- Direction for Vietnam's participation needs to push up a multi-layer, matrix, balance of power multilateral defense cooperation frameworks that can upgrade medium and small countries, including Vietnam.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn