TYLA: Quá trình hợp tác ở Biển Đông hai thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn Chủ nghĩa kiến tạo xã hội

Thứ sáu - 27/09/2019 05:49

Tên tác giả: NGUYỄN TUẤN KHANH

Tên luận án: Quá trình hợp tác ở Biển Đông hai thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn Chủ nghĩa kiến tạo xã hội

Ngành khoa học của luận án:  Quốc tế học

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                         Mã số: 62 31 02 06

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Xây dựng một hệ thống tiếp cận, cơ sở lý luận để áp dụng đánh giá thực tiễn quá trình hợp tác quốc tế ở biển Đông. Phục dựng tư liệu và thực trạng quá trình hợp tác ở biển Đông trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Chỉ ra những cơ hội, thách thức của quá trình hợp tác đã và đang diễn ra tại khu vực biển Đông. Đồng thời nêu những khuyến nghị để hoạch định, thực hiện chính sách của Việt Nam.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là quá trình Hợp tác trong Quan hệ Quốc tế ở Biển Đông trong giai đoạn hai thập niên đầu thế kỷ 21.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Đề tài tiếp cận chủ yếu từ góc độ nghiên cứu lý thuyết Quan hệ Quốc tế của Chủ nghĩa Kiến tạo xã hội trên quan điểm biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Cách tiếp cận liên ngành, đa ngành là, cách tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích chính sách, lợi ích quốc gia và phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study)

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Xác định khả năng hợp tác quốc tế với bối cảnh của một khu vực căng thẳng

Làm rõ hệ thống những luận điểm của Chủ nghĩa kiến tạo xã hội có thể ứng dụng để giải thích quá trình hợp tác tại khu vực biển Đông.

Phục dựng toàn cảnh diễn trình hợp tác trong quan hệ quốc tế ở Biển Đông trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

Gợi ý một phần khuyến nghị cho quá trình hoạch định chính sách vừa đảm bảo chủ quyền quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và phù hợp xu thế gia tăng hợp tác trong Quan hệ quốc tế hiện đại ở trong và ngoài khu vực.

3.2. Kết luận

- Khu vực biển Đông luôn chứa những nguy cơ xung đột đến từ nguyên nhân chủ yếu là chủ quyền lãnh thổ.

- Khả năng tác động thay đổi nhận thức về lợi ích quốc gia của các bên có liên quan đến vấn đề biển Đông. Từ đó dẫn đến việc điều chỉnh chính sách để tăng cường hợp tác

- Khả năng xây dựng nhân tố bản sắc chung thông qua quá trình tương tác tại các sáng kiến, diễn đàn đa phương trong khu vực biển Đông. Hợp tác quốc tế có thể diễn ra trên các lĩnh vực tách biệt với vấn đề chủ quyền.

- Những ưu điểm và hạn chế của trường phái Kiến tạo xã hội trong nghiên cứu quốc tế và hợp tác quốc tế tại khu vực biển Đông.

- Đối với Việt Nam, chủ nghĩa kiến tạo hoàn toàn phù hợp trong việc làm cơ sở cho việc thúc đẩy hợp tác nhằm giải quyết vấn đề trên Biển Đông.  

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: NGUYEN TUAN KHANH

Thesis title: The cooperation process in South China Sea during the first two decades of the 21st century from Social Constructivism perspective

Scientific branch of the thesis: International Studies

Major: International Relations Studies                              Code: 62 31 02 06

The name of postgraduate training institution: The university of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University of Hanoi

1. Thesis purpose and objectives

- Building a systematic approach and theoretical basis applying to examine the reality of cooperation process in South China Sea. Restoring documents and practical situation of cooperation process in South China Sea during the first two decades of the 21st century. Releasing the chances and challenges of the cooperation activities have been occurring in South China Sea. Moreover, the thesis aiming to pull out some suggestion toward policy making and implementing process of Vietnam.

- The objective of the thesis is mainly focused on the Cooperation process in International relations in South China Sea during the first two decades of the 21st century.

2. Research methods

- The thesis’ approach is mainly relied on the theoretical basis of Social Constructivism for International relations studies dialectically between theories and practice of International relations in South China Sea.

- The inter-disciplinary, multi-disciplinary approach would be applied with various methods qualitatively and quantitatively such as historical method, policy analyzing, national interest analyzing, and case study, etc. 

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

           - Clarifying the ability of cooperation in a dispute area in International relations.

- Clarifying the theoretical points of Social Constructivism to which be able to apply for examining and explaining the cooperation process in South China Sea.

- Restore a comprehensive history of the cooperation process in South China Sea during the first two decades of the 21st century.

- Release some suggestions for policy making and implementing process warranting national interests, sovereignty in the cooperative enhancing context of international relations within as well as beyond the region.

3.2. Conclusions

- The region of South China Sea always embraces potential conflicts rooted mainly from territorial dispute.

- Abilities to influence the defining process of national interests of related parties to the South China Sea issues leading to the regulating and adjusting policies for cooperation enhancing.

- Abilities to build up regional common identities by mutual interactions within initiatives and multilateral channel in the region of South China Sea. Cooperative activities could be occurred in various fields excluding sovereign issues.

- The advantages and disadvantages of the Social Constructivism school of thought in doing research about international relations and cooperation in South China Sea.

- The Social Constructivism is worth as references for enhancing cooperative actions, policies toward the issues in South China Sea.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây